Công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng của tác giả La Xuân Đào (2009) được xem là một trong số người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về chi phí tuân thủ thuế trong đề tài “Phân tích tác động của chi phí tuân
thủ thuế cùa các doanh nghiệp ở đông bằng sông Cửu Long” đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các đối tượng này, gồm có: Sự phức tạp trong thực hiện các luật, quy định về thuế; Sự thay đổi thường xuyên của các luật, quy định thuế; Thời gian tiếp nhận, hiểu luật thuế mới; Thiếu nhân viên có đủ trình độ, năng lực hiểu biết về thuế;
Bài nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân “Các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP. Hồ Chí Minh” năm 2012, cho thấy tuân thủ thuế chịu sự tác động của 7 nhóm nhân tố bao gồm nhận thức của NNT về tính công bằng, các nhân tố về thể chế, hình phạt, tình trạng tài chính cùa NNT, kiểm tra thuế, nhận thức về chi tiêu chính phủ và thuế suất. Tuy nhiên, qua các bước kiểm định của tác giả cho thấy 2 thành phần là tình trạng tài chính của NNT và thuế suất không có ý nghĩa thống kê, còn 5 thành phần còn lại đều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với mô hình tác động đến tuân thủ thuế của NNT. Từ đó, bài nghiên cứu giúp cơ quan thuế (NHA TRANG) hiểu về các nhân tố tác động để có những biện pháp phù hợp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp.
Bài nghiên cứu của Thạc sĩ Đinh Thị Hương Lý “Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” năm 2013 là nghiên cứu định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động của công tác quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế. Đề tài nhằm xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê của nhân tố quản lý thuế và quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế, định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của NNT. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thuế, nhằm đề cao sự tuân thù tự nguyện cùa NNT, tối ưu hóa chi phí tuân thủ của NNT nói riêng và của toàn ngành thuế nói chung. Phương pháp thực hiện nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn sơ bộ, dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả xây dựng bộ thang đo định lượng về chi phí tuân thủ thuế của NNT và thang đo Likert đánh giá quản lý thuế và quy định thuế đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia và một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để
hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Với giai đoạn nghiên cứu chính thức, thông qua kỳ thuật thu thập thông tin bằng bảng khảo sát thông qua phân tích hồi quy tuyến tính được ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiếu thông thường (OLS).
Bài nghiên cứu của Thạc Sĩ Đặng Thị Bạch Vân “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế” năm 2014, tác giả đã tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, cụ thể bài nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của NNT bao gồm nhóm các yếu tố mang tính chất kinh tế và nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý - xã hội. Trong đó, nhóm mang tính chất kinh tế nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế gồm mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt, trong đó biến số mức thu nhập thực tế và thuế suất chưa được kết luận rõ ràng. Trong khi đó, nhóm các yếu tố mang tính chất tâm lý - xã hội thường là các yếu tố nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của NNT theo hướng tăng cường tuân thủ tự nguyện gồm nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế.
Tạp chí khoa học của tác giả ThS Đinh Thị Ngọc Mai “Một số vấn đề lý luận về tuân thủ thuế” năm 2016, đã đưa ra một số vấn đề quan trọng về tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế và nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Cụ thể, về tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ thuế, tác giả đã đưa ra các tiêu thức đánh giá chủ yếu theo quy định pháp luật thuế như mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, mức độ tuân thủ về khai thuế và mức độ tuân thủ trong nộp thuế, về nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, tác giả đã chỉ ra các nhóm yếu tố như nhóm yếu tố về tình hình kinh tế, xã hội, nhóm yếu tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng, nhóm nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT và cuối cùng là nhóm nhân tố khác. Từ đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT.
Những nghiên cứu trên đã cung cấp những gợi ý quan trọng và cấp thiết để tác giả nhận thấy đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam với dữ liệu khảo sát được dự kiến trong năm 2020 của các doanh nghiệp đang thực hiện và tuân thủ theo chính sách quản lý, quy định thuế của Việt Nam - với những quy định đặc thù về các sắc thuế khác nhau mà trước hết là thuế TNDN.