Điều kiện tặng cho khơng vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo

Một phần của tài liệu Điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện (Trang 37 - 39)

Đây là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện duy nhất mà các nhà lập pháp xây dựng cho “điều kiện tặng cho” và được quy định cụ thể trong các điều luật về HĐTCTSCĐK. Theo đĩ, khoản 1 Điều 462 BLDS năm 2015 quy định: “điều kiện tặng cho khơng được vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội”.Trước đây, BLDS năm 2005 quy định: “điều kiện tặng cho khơng được trái pháp luật, đạo

đức xã hội”, như vậy, so với BLDS năm 2005 thì BLDS năm 2015 cĩ hai sự thay đổi: thứ nhất, BLDS năm 2015 chỉ yêu cầu điều kiện tặng cho “khơng vi phạm điều cấm” trong khi BLDS năm 2005 yêu cầu phải “khơng trái pháp luật”. Thứ hai, nguồn gốc của điều cấm trước đây theo BLDS năm 2005 là “pháp luật” cịn ngày nay được giới hạn chỉ cịn là “luật”. Về mặt lý luận, khái niệm “vi phạm điều cấm” cĩ phạm vi hẹp hơn so với khái niệm “trái pháp luật”. Khái niệm “trái pháp luật” bao trùm khái niệm “vi phạm điều cấm”, nên cĩ thể nĩi những quy định khơng vi phạm điều cấm pháp luật là một phần, nằm trong khái niệm khơng trái pháp luật50. Cĩ thể thấy hành vi “vi phạm điều cấm của pháp luật” là hành vi “trái pháp luật” nhưng hành vi “trái pháp luật” thì chưa hẳn đã “vi phạm điều cấm”. Mặt khác, trước đây BLDS năm 2005 sử dụng cụm từ“pháp luật” nên điều cấm cĩ thể tồn tại trong rất nhiều văn bản ngồi văn bản luật do Quốc hội ban hành như chỉ thị, thơng tư, cơng văn… Ngày nay, BLDS năm 2015 chỉ chấp nhận điều cấm “của luật”, tức chỉ giới hạn điều cấm bắt nguồn từvăn bản do Quốc hội ban hành. Như vậy, cĩ thể thấy hai sựthay đổi trong quy định trên của BLDS năm 2015 theo hướng mở rộng quyền tự do thỏa thuận giữa các bên và giới hạn lại những hạn chếđối với tự do giao dịch

49 Lê Thị Diễm Phương, tlđd (6).

50 Nguyễn Văn Cường (2005), Giao dịch dân sự vơ hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội (Xem Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam

32

dân sự.

Điều 123 BLDS năm 2015 quy định rất rõ về khái niệm “điều cấm của luật”

và “đạo đức xã hội”, theo đĩ “điều cấm của luật là những quy định của luật khơng cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định” và “đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tơn trọng”. Nĩi cách khác, đểlà điều cấm thì quy định của luật phải cĩ nội hàm “khơng cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Ví dụ: A tặng cho B chiếc ơ tơ với điều kiện B phải ly hơn với C. Trong ví dụ này, điều kiện tặng cho là “ly hơn với C” là vi phạm điều cấm của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể tại điểm e khoản 2 Điều 5 của Luật này cấm các hành vi cưỡng ép ly hơn, lừa dối ly hơn, cản trở ly hơn). Tuy nhiên, thực tế cĩ một số quy định khơng thể hiện rõ nội hàm của điều cấm gây khĩ khăn trong việc thỏa thuận điều kiện tặng. Ví dụ: A tặng cho B một căn nhà và quyền sử dụng đất, với điều kiện B phải nuơi dưỡng A cho đến khi chết và chỉ được ở mà khơng được mua bán, chuyển nhượng. Sau đĩ A chết, các thừa kế của A yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho vơ hiệu do vi phạm quy định về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tại Điều 194 BLDS năm 2015. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp vềđiều kiện tặng cho cĩ nội hàm “khơng được bán”

như trên vẫn cịn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, trong đĩ cĩ Tịa án cơng nhận nhưng cũng cĩ Tịa án phủ nhận tính hợp pháp của điều kiện này.51

Khác với điều cấm của luật, đạo đức xã hội khơng là quy định của pháp luật mà là chuẩn mực trong đời sống. Thực ra, “thơng thường các quy định của pháp luật trong đĩ đã hàm chứa những nội dung phù hợp với đạo đức xã hội. Tuy nhiên, cĩ một số giao dịch khơng cĩ quy định của pháp luật nghiêm cấm, nhưng vẫn bị coi là vơ hiệu vì xâm phạm đạo đức xã hội, ví dụ hợp đồng ngăn cản cha mẹ và con cái sống chung được coi là vơ hiệu vì vi phạm đạo đức xã hội”.52 Pháp luật nước ngồi cũng đưa ra yêu cầu đối với điều kiện tặng cho, BLDS Pháp cho rằng trong chứng thư tặng cho các điều kiện trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì coi như khơng cĩ các điều kiện đĩ (Điều 900 BLDS Pháp). Tương tự, BLDS Philippines cũng quy định các điều kiện bất hợp pháp sẽ khơng cĩ hiệu lực (Điều 727).

Như vậy, BLDS năm 2015 ràng buộc tính hợp pháp của điều kiện là điều

51 Phần này được phân tích tại tiểu mục 2.1.1 của Khĩa luận.

52 Hồng Thế Liên (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sựnăm 2005 (tập 1), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 298.

33

kiện tặng cho khơng thuộc những hành vi mà luật cấm, cũng như là những hành vi trái với chuẩn mực chung của xã hội là phù hợp, tạo mơi trường thống hơn cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, trong đĩ cĩ HĐTCTSCĐK. Tuy nhiên, Tồ án cũng cần cĩ án lệ, hay hướng dẫn cụ thểđối với các hành vi được coi là bị cấm để thống nhất áp dụng pháp luật trong việc xác định tính “vi phạm điều cấm của luật” của điều kiện tặng cho trong HĐTCTSCĐK trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện (Trang 37 - 39)