Tính “phải xác định được” của “điều kiện tặng cho” tuy khơng được quy định minh thị trong nội dung của Điều 462 BLDS năm 2015 về tặng cho tài sản cĩ điều kiện nhưng được quy định trong Điều 276 BLDS năm 2015 về đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Theo đĩ, “điều kiện tặng cho” trong HĐTCTSCĐK được nhìn nhận là một nghĩa vụ dân sự53. Điều 276 BLDS năm 2015 quy định đối tượng của nghĩa vụ bao gồm tài sản, cơng việc phải thực hiện hoặc khơng được thực hiện và quy định kèm theo yêu cầu vềđối tượng của nghĩa vụ là phải được xác định.
Đặc trưng nhất của HĐTCTSCĐK chính là việc một bên muốn được nhận tài sản tặng cho thì phải thực hiện một hoặc một số điều kiện nhất định theo yêu cầu của bên tặng cho. Do đĩ, trước hết muốn thực hiện được điều kiện, các bên trong hợp đồng phải xác định được cụ thểđiều kiện tặng cho mà mình đã thỏa thuận. Tính xác định của nghĩa vụ nĩi chung và điều kiện tặng cho nĩi riêng được thể hiện thơng qua chính đối tượng của nghĩa vụ: (i) nếu đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì cần phải được xác định cụ thể về loại tài sản, số lượng tài sản. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì loại tài sản này cũng được xác định qua các mơ tả về chi tiết tài sản; (ii) nếu đối tượng của nghĩa vụ là cơng việc cần xác định loại cơng việc, địa điểm thực hiện cơng việc, cơng việc hướng tới chủ thể nào. Như vậy, điều kiện tặng cho mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng phải được ghi nhận một cách chi tiết, cụ thể và bên được tặng cho phải xác định được, “hình dung” được điều kiện mà mình phải thực hiện, lúc này tính xác định được của điều kiện tặng cho mới được đảm bảo.
34