Hệ quả pháp lý trong trường hợp điều kiện tặng cho khơng được gh

Một phần của tài liệu Điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện (Trang 56 - 61)

Trong HĐTCTSCĐK bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ nhất định theo yêu cầu của bên tặng cho. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều kiện tặng cho khơng được ghi nhận minh thị trong các điều khoản của HĐTCTS mà tồn tại ngầm định hoặc thể hiện trong các văn bản, tài liệu khác khơng phải là HĐTCTS đã giao kết. Trên tinh thần tơn trọng tuyệt đối thỏa thuận của các chủ thể dân sự khơng vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội, Tịa án đã cơng nhận các điều kiện tặng cho trong HĐTCTS cĩ thể hiện sự ràng buộc của các bên đối với điều kiện tặng cho hợp pháp này.

Án lệ số 14/2017/AL về cơng nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đĩ khơng được ghi nhận trong hợp đồng, theo đĩ, Án lệ đã cơng nhận điều kiện tặng cho là “phải làm nhà cho ơng P1 ở, chăm sĩc ơng và bố, mẹ của ơng” trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ơng P1 và vợ chồng anh P2. Mặc dù hợp đồng khơng ghi điều kiện này, anh P2 cũng khơng thừa nhận nhưng tại giấy ủy quyền xin giấy phép xây dựng và tại bản cam kết đều cĩ thể hiện anh P2 phải làm nhà cho ơng P1 ở, chăm sĩc ơng P1 và bố mẹ của ơng P1. Do đĩ, Hội đồng Thẩm phán cơng nhận các điều kiện tặng cho này và xác định giữa các bên tồn tại một HĐTCTSCĐK. Như vậy, trong trường hợp nội dung của hợp đồng tặng cho khơng thể hiện điều kiện tặng cho tài sản, nhưng trong một văn bản khác dù khơng ghi rõ là phụ lục hay bộ phận của hợp đồng tặng cho, nhưng các bên cĩ liên quan đến việc tặng cho đã cùng nhau ghi nhận điều kiện tặng cho tài sản, thì văn bản này được coi là một bộ phận cấu thành hợp đồng tặng cho tài sản và phải xác định việc tặng cho tài sản là cĩ điều kiện74. Việc cơng nhận điều kiện tặng cho trong trường hợp này là thuyết phục bởi một số nội sung sau: thứ nhất, BLDS ghi nhận khả năng HĐTCTS cĩ thểcĩ điều kiện nhưng cịn bỏ ngõ việc điều kiện này

74 Tưởng Duy Lượng, “Bình luận về Án lệ số 14/2017/AL: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện tặng cho khơng được ghi trong hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 02+03 (402+403), tháng 2/2020 (xem tại http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210487, truy cập lần cuối ngày 21/6/2021).

51

thể hiện như thế nào, khi nào thì điều kiện đĩ được ghi nhận, vì vậy, Án lệ số 14/2017/AL ghi nhận khảnăng tồn tại điều kiện tặng cho ngồi văn bản tặng cho là hồn tồn khơng trái với quy định của BLDS. Thứ hai, chúng ta cĩ thể khai thác vấn đề giải thích hợp đồng, cụ thể trong văn bản tặng cho khơng cĩ điều kiện tặng cho và các bên tranh chấp về việc cĩ tồn tại điều kiện này khơng. Đây cĩ thể xem là trường hợp hợp đồng cĩ nội dung khơng rõ ràng và theo đĩ áp dụng các quy định về giải thích hợp đồng, cụ thể, chúng ta cĩ thểkhai thác các thơng tin trước, trong và sau khi hợp đồng được giao kết để tìm ra ý chí thực sự của các bên (Điều 404 BLDS năm 2015). Trong Án lệ này, trong nội tại của văn bản tặng cho khơng cĩ điều kiện tặng cho, nhưng trước và sau khi HĐTCTS được chứng thực thì cĩ văn bản thể hiện điều kiện tặng cho; do đĩ, việc khai thác các văn bản này là hồn tồn phù hợp với tinh thần mới của BLDS năm 2015.75 Áp dụng Án lệ số 14/2017/AL vào thực tiễn xét xử, đã cĩ một số bản án cơng nhận các điều kiện tặng cho khơng được ghi nhận trong hợp đồng như tặng cho cĩ điều kiện chăm sĩc, nuơi dưỡng suốt đời nhưng cĩ thỏa thuận miệng vềđiều kiện tặng cho và được các bên thừa nhận76.

Đối với trường hợp tặng cho sính lễ thì vẫn cịn nhiều quan điểm về sự tồn tại của điều kiện tặng cho trong các hợp đồng này. Theo đĩ, cĩ Tịa án cơng nhận điều kiện tặng cho là “kết hơn vào ngày giờ đã định” và tặng cho sính lễ là HĐTCTSCĐK, tuy nhiên, cũng cĩ Tịa án xác định việc tặng cho sính lễ này chỉ là HĐTCTS thơng thường. Cụ thể, cĩ thể tham khảo các bản án sau:

Trường hợp Tịa án cơng nhận tặng cho sính lễ là HĐTCTSCĐK: Bản án số 13/2018/DS-ST ngày 24/5/2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản” của TAND huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cĩ nội dung: hai bên gia đình anh T và chị H tổ chức lễ đính hơn vào ngày 26/8/2016 âm lịch. Tại buổi lễđính hơn, anh H đã cho chị T sính lễ gồm: 40 triệu đồng tiền phụ cho lễ đính hơn, 42 chỉ 05 phân vàng 24K và dự kiến ngày 09/02/2017 âm lịch sẽ tổ chức lễ cưới. Sau đĩ xảy ra mâu thuẫn, lễcưới khơng được diễn ra. Anh H khởi kiện địi lại sốvàng đã tặng cho chị H trong lễđính hơn. Tịa án nhận định: “…lễđính hơn là sự thể hiện chị T, anh H sẽ trở thành vợ chồng trong tương lai, chỉ cịn chờ ngày cưới để cơng bố với hai

75 Đỗ Văn Đại, “Bình luận Án lệ số 14/2017/AL”, xem tại https://www.youtube.com/watch?v=t6-H-2Gk7Fc, truy cập lần cuối ngày 27/6/2014.

76 Bản án số 68/2018/DS-PT ngày 31/01/2018 về việc “Tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” của TAND Bến Tre và Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 14/01/2019 về việc “Tranh chấp yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho” của TAND TPHCM.

52

họ. Việc anh H cho chị T vàng cưới đã phát sinh quan hệ “Hợp đồng tặng cho tài sản cĩ điều kiện”…”. Tuy nhiên, hơn lễ khơng diễn ra là do lỗi của cả hai bên gia đình nên Tịa án quyết định chia đơi sốvàng cưới đã tặng cho.

Trường hợp Tịa án khơng cơng nhận tặng cho sính lễlà HĐTCTSCĐK: Bản án số 04/2020/DS-ST ngày 20/4/2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản” của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, cĩ nội dung: ngày 03/11/2019 dương lịch, bên nhà trai tổ chức “lễ nĩi” cho anh H và chị N, bên nhà gái tổ chức lễ cưới, phía nhà trai cĩ đến đưa tiền nạp tài, cho vàng cơ dâu và ấn định rước dâu vào ngày 19/12/2019 âm lịch. Sau đĩ hai bên gia đình xảy ra mâu thuẫn, chị N khơng đồng ý tiến hành lễcưới với anh H. Anh H khởi kiện địi lại vàng cưới và tiền nạp tài. Tịa án nhận định: “việc đưa vàng cưới và tiền nạp tài pháp luật khơng quy định

đây chỉ là phong tục tập quán địa phương. Việc này đã phát sinh quan hệ hợp đồng tặng cho tài sản, nhưng đây khơng phải là hợp đồng tặng cho tài sản cĩ điều kiện,

mà đây là vấn đề phong tục tập quán tại địa phương…”. Tịa án xác định tiền nạp tài được sử dụng đúng mục đích nên cĩ hiệu lực pháp luật từ thời điểm nhận tài sản, do đĩ khơng chấp nhận yêu cầu của anh H (vàng cưới đã được nhà gái trả lại).

Nhận xét chung: trong hai bản án vừa nêu, cùng là trường hợp tặng cho sính lễ nhưng Tịa án trong bản án thứ nhất căn cứ vào quy định của BLDS năm 2015 xác định đây là HĐTCTSCĐK, trong khi bản án thứ hai Tịa án căn cứ vào phong tục tập quán địa phương để xác định tặng cho sính lễ chỉlà HĐTCTS thơng thường mà khơng là HĐTCTSCĐK. Trong một vụ việc tương tự như bản án thứ nhất, Tịa án đã xác định cụ thể: “việc trao nữ trang và tiền trong ngày lễ đính hơn giữa ơng Thát và gia đình ơng Thát với bà Thoa được xem là giao dịch tặng cho cĩ điều kiện, điều kiện trong trường hợp này là việc bà Thoa và ơng Thát sẽ tổ chức lễcưới theo ngày giờ đã định”.77Như vậy, đặt ra vấn đề: điều kiện tổ chức lễcưới vào ngày giờ đã định cĩ phải là điều kiện trong hợp đồng tặng cho sính lễ? Tác giả cho rằng tặng cho sính lễ cĩ thể được cơng nhận là HĐTCTSCĐK và điều kiện tặng cho trong trường hợp này là “việc tổ chức lễcưới theo ngày giờ đã định”. Khi nghiên cứu về khái niệm điều kiện tặng cho, tác giảcĩ đề cập đến việc điều kiện tặng cho ngồi là việc thực hiện một hay nhiều nghĩa vụ thì cịn cĩ thể tồn tại điều kiện khác, trong đĩ cĩ điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt giao dịch. Trong trường hợp tặng cho sính

53

lễ, khi phía nhà trai trao sính lễ cho nhà gái, hồn tồn cĩ thể suy luận rằng nhà trai làm việc đĩ với ý định rằng kết hơn sẽ diễn ra (khơng ai tiến hành trao sính lễ cho nhà gái mà lại nghĩ rằng hay mong muốn rằng việc kết hơn sẽ khơng diễn ra), đây là điều kiện “ngầm định” giữa các bên khi trao nhận sính lễ.78 Đồng thời, điều kiện tặng cho này khơng vi phạm điều cấm của luật cũng khơng trái đạo đức xã hội. Một tác giả khi nghiên cứu các tranh chấp về tặng cho sính lễ cho rằng nếu điều kiện là việc tiến hành kết hơn là nghĩa vụtheo Điều 470 BLDS năm 2005 (Điều 462 BLDS năm 2015) thì gắn việc tặng cho với điều kiện phải kết hơn là khơng phù hợp với nguyên tắc của việc kết hơn là tự nguyện, tiến bộ; cịn nếu coi đây là loại điều kiện thể hiện dưới dạng sự biến pháp lý (sự kiện kết hơn xảy ra) thì trường hợp này khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 470 BLDS năm 2005 (Điều 462 BLDS năm 2015), khi đĩ Tịa án hoặc phải phủ nhận tính hợp pháp của loại điều kiện này hoặc cĩ thể áp dụng Điều 125 BLDS năm 2005 (Điều 120 BLDS năm 2015) để giải quyết.79 Như vậy, điều kiện tặng cho nêu trên cĩ trái với nguyên tắc tự do kết hơn khơng? Thực ra, điều kiện trong hợp đồng tặng cho mà Tịa án phát hiện ra là “việc các bên sẽ tổ chức lễ cưới vào ngày giờ đã định” khơng buộc các bên phải kết hơn với nhau nếu họ khơng mong muốn nên khơng trái với quy định về tự do kết hơn80. Bên cạnh đĩ, tác giả cho rằng điều kiện tặng cho này hồn tồn cĩ thể được điều chỉnh bởi các quy định của BLDS vềđiều kiện và tặng cho tài sản cĩ điều kiện.81

Liên quan đến việc kết hơn khơng xảy ra liên quan đến tài sản (nhất là nhẫn đính hơn) phần lớn các nước theo hướng đây là HĐTCTSCĐK. Ở Anh, Iceland, và xứ Wales, pháp luật quy định chiếc nhẫn trao trong lễ đính hơn được xem là một mĩn quà tuyệt đối của vị hơn thê. Tuy nhiên, trong trường hợp một bên chứng minh chiếc nhẫn được tặng với điều kiện (rõ ràng hay ngầm định) rằng nĩ phải được trả lại cho bên tặng nếu hơn nhân khơng diễn ra thì bên nhận phải cĩ nghĩa vụ trả lại cho bên tặng. Tại một một số tiểu bang như Owa, Kansa, Michigan, Minnesota, New Jersey, New Mexico, New York , Pennsylvania… của Mỹ, Tịa án theo quan điểm chiếc nhẫn đính hơn như một mĩn quà cĩ điều kiện (conditionail gift) hay là

78 Đỗ Văn Đại và Lê Thị Diễm Phương (2014), “Bình luận bản án số 42/2010/DS-ST: Sính lễ trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 01 (80), tr. 71 -80 (xem tại https://iluatsu.com/dan- su/sinh-le-trong-phap-luat-viet-nam/, truy cập lần cuối ngày 22/6/2021).

79 Trần Thị Như Trang, tlđd (8), tr. 46 -47.

80 Đỗ Văn Đại và Lê Thị Diễm Phương, tlđd (78).

54

một lời hứa (ring as promise) cho việc hai bên sẽ tiến đến hơn nhân và nếu hơn ước bị hủy bỏ thì chiếc nhẫn sẽ phải trả lại cho bên tặng cho. Xin dẫn một ví dụ: nguyên đơn là Barry Meyer và bịđơn là Robyn Mitnick. Hai bên đã tiến hành đính hơn vào tháng 9/1996. Vào thời điểm này, Barry tặng Robyn một chiếc nhẫn đính hơn theo phong tục với giá 19.500 USD. Ngày 8/11/1996, Barry yêu cầu Robyn ký một thỏa thuận tiền hơn nhân nhưng Robyn khơng đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn và quyết định hủy bỏhơn ước. Bên này cho rằng bên kia cĩ lỗi dẫn đến sự tan vỡ này. Barry yêu cầu Robyn trả lại nhẫn nhưng Robyn khơng đồng ý. Ngày 2/12/1996, Barry khởi kiện ra Tịa với lý do chiếc nhẫn đính hơn là mĩn quà cĩ điều kiện với mong muốn hai bên sẽ kết hơn và khi sự kiện này khơng xảy ra, Robyn phải trả lại nhẫn cho anh ấy. Robyn phản tố cho rằng chiếc nhẫn là mĩn quà vơ điều kiện và việc hủy hơn là do lỗi của Barry nên chiếc nhẫn phải thuộc về cơ ấy. Theo quyết định của Tịa án “chiếc nhẫn là quà tặng với mong muốn hai bên sẽ kết hơn và đây chính là điều kiện để sở hữu chiếc nhẫn. Kể từ khi các bên khơng thực hiện điều kiện kết hơn, Barry được quyền nhận lại nhẫn” (trường hợp của Meyer v Mitnick, 625 NW2d 136 (Michigan, 2001)).82

Trong bản án thứ hai, Tịa án áp dụng phong tục, tập quán địa phương để xác định tặng cho sính lễ khơng phải là HĐTCTSCĐK. Tuy nhiên, rất tiếc Tịa án khơng lý giải các căn cứđể áp dụng tập quán để giải quyết trường hợp này. Tác giả cho rằng các vấn đềliên quan đến lễăn hỏi, sính lễ là những giá trị thuộc về phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam nĩi chung và của từng vùng miền, địa phương nĩi riêng nên sẽ được giải quyết theo tập quán địa phương và khi tập quán khơng điều chỉnh thì giải quyết theo HĐTCTSCĐK.83

2.2.3.Kiến nghị hồn thiện pháp luật

Từ những phân tích trên, pháp luật dân sự cần cĩ những dự liệu để giải quyết hệ quả pháp lý trong trường hợp điều kiện trong HĐTCTSCĐK khơng xảy ra hoặc khơng thể thực hiện được; điều kiện tặng cho khơng được ghi nhận trong hợp đồng:

82 Đỗ Văn Đại và Lê Thị Diễm Phương, tlđd (78).

83 Quan điểm này đã tồn tại trước đĩ: “thực ra, trao đổi sính lễ gắn liền với phong tục tập quán của nhiều địa phương Việt Nam và việc hồn trả sính lễ là lĩnh vực thuộc sự giao thoa giữa tập quán và pháp luật nên cần cĩ sự dung hịa giữa tập quán của địa phương và quy định của pháp luật… trao nhận sính lễ vốn là truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, nên trong trường hợp cĩ tranh chấp, sẽ là thuyết phục nếu trước hết chúng ta giải quyết trên tinh thần phong tục truyền thống địa phương nơi các bên sinh sống…” (Đỗ Văn Đại và Lê Thị Diễm Phương, tlđd (78).

55

Thứ nhất, trường hợp điều kiện tặng cho khơng xảy ra do các nguyên nhân khách quan thì HĐTCTSCĐK vơ hiệu; trường hợp điều kiện khơng thể thực hiện được do bên tặng cho hoặc bên tặng cho chết thì HĐTCTSCĐK và nghĩa vụ trong hợp đồng chấm dứt đối với các điều kiện tặng cho mang tính nhân thân, khơng thể chuyển giao cho người khác, ngược lại, đối với các điều kiện khơng mang tính nhân thân (thường mang tính tài sản) và cĩ thể chuyển giao thì HĐTCTSCĐK và nghĩa vụ trong hợp đồng vẫn cĩ giá trị và khi đĩ những người thừa kế của bên tặng cho hoặc bên được tặng cho đã chết sẽ kế thừa tất cả các quyền và nghĩa vụ của người đã chết đã được xác lập trong HĐTCTSCĐK.

Thứ hai, trường hợp điều kiện tặng cho khơng được ghi nhận chính thức trong HĐTCTS nhưng tại các văn bản, tài liệu khác cĩ liên quan đã cĩ thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện này là hợp pháp thì cần cơng nhận điều kiện và xác định quan hệ tặng cho giữa các bên là HĐTCTSCĐK. Việc áp dụng Án lệ số 14/2017/AL vào hoạt động xét xử là cần thiết, tuy nhiên cũng cần lưu

Một phần của tài liệu Điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)