Đối với cơ hội thăng tiến và phát triển

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Sự CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔCHỨC CỦA NHẢN VIÊN NGẢN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG KHU VựC HỒ CHÍ MINH 10598483-2323-011642.htm (Trang 28 - 30)

Cơ hội phát triển nghề nghiệp có nghĩa là sự thăng tiến lên các bậc cao hơn, vị

trí cao hơn trong công việc. Cơ hội phát triển nghề nghiệp chính là một trong những động lực quan trọng giúp nhân viên tích cực tham gia vào tổ chức và có sự cam kết

bạch về vấn đề cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Chương trình này cần được lên kế hoạch cụ thể để giúp người lao động có sự nỗ lực hơn trong công việc, từ đó giúp nhân viên tiến bộ hơn cả trong môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài,

đây cũng là một trong những yếu tố góp phần giúp giữ chân nhân viên, gia tăng sự gắn bó lâu dài của nhân viên với tổ chức.

Cơ hội phát triển nghề nghiệp chủ yếu bao gồm: đào tạo các kỹ năng cần thiết

cho nhân viên để thực hiện công việc và sự thăng tiến lên vị trí cao hơn trong công việc. Cơ hội thăng tiến trong công việc dành cho nhân viên cũng giúp mang lại lợi ích cho tổ chức. Nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng hơn với công việc, từ đó họ sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện công việc và có ý định giữ mối quan hệ lâu dài với tổ chức. Hơn thế nữa, nhân viên có sự hài lòng và cam kết gắn bó với tổ chức sẽ truyền miệng, giới thiệu về tổ chức đến những cá nhân khác bên ngoài, từ đó tổ chức có thể thu hút thêm được những nhân tài về cống hiến cho mình.

Các hoạt động đào tạo là một trong những khía cạnh của cơ hội phát triển nghề

nghiệp dành cho nhân viên. Đào tạo sẽ giúp cho nhân viên có khả năng làm việc tốt hơn, dẫn đến hiệu quả làm việc trong tổ chức sẽ cao hơn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ

ra rằng nhân viên nhận được các cơ hội đào tạo sẽ giúp nâng cao sự nhạy bén trong công việc của họ, góp phần cải thiện sự hài lòng trong công việc và gia tăng sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên (Kalleberg, A.L. và J.W. Moody, 1994; Elina Anttila, 2014).

Ngoài ra, có thể giải thích mối quan hệ giữa cơ hội phát triển nghề nghiệp và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên theo quan điểm của lý thuyết hợp đồng tâm lý. Một lộ trình phát triển nghề nghiệp được vạch ra sẵn cho nhân viên sẽ tạo cho

Giả thuyết H2: Cơ hội và phát triển càng tốt thì cam kết gắn bó của nhân viên ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng càng cao.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Sự CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔCHỨC CỦA NHẢN VIÊN NGẢN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG KHU VựC HỒ CHÍ MINH 10598483-2323-011642.htm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w