Kết quả nghiên cứu về mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 82 - 83)

Đề tài tập trung nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của sinh viên đang học tập và làm việc tại TP.HCM qua đó đo lường mức độ tác động của chúng và đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng số lượng người

dùng và đóng góp cho các công trình nghiên cứu có tiếp theo.

Tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan có liên quan đến đề tài; lược khảo các nghiên cứu trước đó có liên quan đến sự tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến như tổng hợp các mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu qua đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài, xây dựng giả thuyết và lựa chọn được phương pháp thực hiện cho đề tài. Nghiên cứu sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính nhằm phỏng vấn xây dựng thang đo chính với 24 biến quan sát.

Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh với hai phần chính là đặc điểm thông tin cá nhân và những

nhận định về các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng. Quy mô mẫu nghiên cứu chính

thức là 248 bảng câu hỏi phản hồi đạt yêu cầu để được đưa vào phân tích dữ liệu và nghiên cứu định lượng.

Kết quả thống kê các biến định tính cho thấy sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 4, với mức chi tiêu từ 1-3 triệu đồng/tháng, ngoài ra thời gian sử dụng từ 2 - 4 năm. Các biến quan sát đều đạt yêu cầu sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình có 6 thang đo với 21 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) có kết quả phân tích đã rút trích

được 7 nhân tố và các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu đều được giữ nguyên để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. Phân tích tương quan Pearson để xem xét mức độ tương quan của các biến, kết quả biến SHU (Sự hữu ích) có giá trị Sig lớn hơn 0.05 khi đối chiếu tương quan với biến QDSD (Quyết định

sử dụng), điều này đồng nghĩa với việc phải loại bỏ biến nghiên cứu SHU ra khỏi mô hình nhằm đảm bảo tính phù hợp của mô hình. Năm yếu tố còn lại được tiếp tục để kiểm định sự phù hợp của mô hình với = 0.704 (F=70,4%, với mức ý nghĩa 0.00<0.05) chứng tỏ mô hình hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết đều không có vi phạm. Kiểm định giả thuyết hồi quy, biến AHXH (Ảnh hưởng xã hội) và TBM (Tính bảo mật) không đạt yêu cầu nên loại ra khỏi mô hình. Vậy mô hình hồi quy đã chuẩn hoá bao gồm 3 yếu tố tác động với sự tác động mạnh nhất là Nhận thức dễ sử dụng, tiếp đến là Điều kiện thuận lợi và tác động ít nhất là Chi phí sử dụng.

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 82 - 83)