Thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM)

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 32 - 34)

Nhằm giải thích hành vi sử dụng của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, (Davis Fred, 1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) dựa trên thuyết hành động hợp lý của (Fishbein & Ajzen, 1975). Trong mô hình chấp nhận công nghệ, (Gefen, Karahanna, & Straub, 2003) đã thay thế hai biến Thái

độ và Chuẩn chủ quan bằng hai biến mới là Cảm nhận hữu ích và Cảm nhận dễ sử dụng.

Mô hình TAM làm nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin và sự thành công của hệ thống thông tin, đặc biệt là những nghiên cứu dựa trên hành vi của người sử dụng. Mô hình này giả định rằng: khi người dùng nhận thấy rằng một loại công nghệ hữu ích và dễ sử dụng, họ sẽ sẵn sàng sử dụng nó. Tuy nhiên, lập luận này

chỉ có thể hợp lệ đối với việc sử dụng công nghệ cá nhân, vì người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng nghiệp để mua hoặc là sử dụng hệ thống và cả việc dựa trên khuyến nghị, tác động từ quảng cáo. Ngược lại, công nghệ được sử dụng trong môi trường

công việc không thể bị ảnh hưởng bởi một người đồng nghiệp nào của bạn, mà cái dẫn đến hành vi của nhân viên là các quy tắc mà công ty đề ra.

TAM thừa nhận rằng hai yếu tố này là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người

dùng đối với hệ thống, nó phổ biến trong việc thiết lập sử dụng công nghệ và có thể được

áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề về chấp nhận công nghệ của người dùng (Shirley Taylor, 1995). Như vậy, theo mô hình TAM, khách hàng sẽ quyết định sử dụng Internet Banking nếu họ nhận thấy dịch vụ này thật sự mang lại nhiều tiện ích cho họ, và tương

tự đối với tính dễ sử dụng của Internet Banking, càng dễ sử dụng càng dễ dàng được khách hàng lựa chọn và chấp nhận.

Hình 2.3 Mô hình Chấp nhận công nghệ - TAM

2.3.4. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)

Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT là mô hình chấp

nhận công nghệ được xây dựng bởi (Venkatesh et al., 2003). Lí do cốt lõi của việc đưa ra thuyết UTAUT là do Venkatesh nhận thấy các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hệ thống máy tính gặp nhiều khó khăn khi chọn lựa mô hình nghiên cứu phù hợp và thường lựa chọn kết hợp một số khái niệm từ một vài mô hình khác nhau. Do đó, (Venkatesh et al., 2003) nhận thấy cần phải tổng hợp các mô hình sẵn có và đưa một mô hình hoàn chỉnh hơn.

UTAUT cho rằng có bốn yếu tố chính (hữu ích mong đợi, dễ sử dụng mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi). Bên cạnh đó, còn có bốn biến kiểm soát (độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm, sự tự nguyện) và tất cả có thể giải thích đến 70% ý định hành vi. Các khái niệm trong UTAUT được tổng hợp từ các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong tám mô hình trước và được định nghĩa lại như hình.

Hình 2.4 Mô hình Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w