THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 34 - 35)

Lược khảo mô hình nghiên cứu cho thấy một bức tranh toàn cảnh các công trình nghiên cứu có liên quan về tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng. Mối quan hệ này đã được đo lường ở thời điểm và khu vực khác

nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng đã được sử dụng: Dễ sử dụng, Hữu ích, Rủi ro, Chi phí, An toàn, Tiện lợi (Anh, 2016); Thương hiệu ngân hàng, Sự ưa thích cảm nhận, Ảnh hưởng xã hội (Phu, 2019); Sự tự nguyện, Hình ảnh, Khả năng tương thích (Chirani, Taleghani, & Rahmati, 2011); Nỗ lực kì vọng, Hiệu quả kỳ vọng, Điều kiện thuận lợi (Anh, 2016). Đa số các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện ngẫu nhiên, thu thập dữ liệu thông qua bảng câu

hỏi trên thang đo Likert 5 mức độ. Đối với phương pháp xử lí dữ liệu có hai hướng chính

một là phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính hoặc phân tích các nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của khách hàng không phải là một đề tài mới mẻ và đã được nghiên cứu nhiều trong và ngoài nước. Nhưng

chưa có nghiên cứu nào đi sâu về khảo sát khách hàng đặc biệt là sinh viên ở TP.HCM. Hiện nay sinh viên đang chiếm phần lớn trong việc sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến nhờ sự phát triển của nền kinh tế số như hiện nay. Nghiên cứu của Anh (2016) hay các nghiên cứu nước ngoài khác tuy có nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử

dụng dịch vụ Internet Banking nhưng chưa đầy đủ và chưa có góc nhìn về sinh viên trên thực tế. Hầu hết các nghiên cứu trên với cơ sở dữ liệu cũ chưa được cập nhật và tại Việt Nam, đặc biệt là trong môi trường sinh viên tại TP.HCM có rất ít nghiên cứu tập trung vào tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Chính vì thế đây chính là khoảng trống nghiên cứu để tác giả có thể tập trung làm rõ vấn đề về các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của sinh viên tại TP.HCM với

bộ cơ sở dữ liệu cập nhật và môi trường nghiên cứu mới.

Một phần của tài liệu 2305_011519 (Trang 34 - 35)