2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu 1: Lê Thị Kim Tuyết (2011) “Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nằng”. Nghiên cứu đưa ra tám yếu tố tác động đến động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking, đó là: Sự hữu ích, Nâng cao hiểu biết, Tương hợp, Giảm rủi ro, Ảnh hưởng xã hội, Tính linh động, Phong cách, Đặc thù công việc đang làm.
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 225 người hiện đang sử dụng Internet Banking tại Đà Nằng. Xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy các thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA. Có tám yếu tố động cơ sử dụng dịch vụ IB được
hình thành, việc sử dụng dụng vụ đều xuất phát từ Sự hữu ích, Tính linh động, Giảm rủi ro. Mô hình dừng lại ở việc khảo sát chỉ ở Đà Nang và chưa cho thấy sự tương quan của các biến.
Nghiên cứu 2: Trần Thị Ngọc Hân (2015) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại địa bàn TP.HCM”. Xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking dự kiến với bốn thang đo bao gồm: Dễ sử dụng, Hữu ích, Rủi ro và Chi phí.
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu phi xác suất thông qua phát bảng câu hỏi trực tiếp và trực tuyến. Tổng số bảng câu hỏi được gửi đi là 180 bảng câu hỏi, thu
về 165 bảng câu hỏi. Và sau khi nhập số liệu và làm sạch số liệu thì số bảng câu hỏi sử dụng được để phân tích là 140 quan sát. Xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy các thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến và phân tích Anova.
Yếu tố Hữu ích và Dễ sử dụng có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định sử dụng Internet Banking. Nghiên cứu là cơ sở để các ngân hàng thương mại muốn phát triển dịch
vụ ngân hàng trực tuyến cần tập trung vào sự hữu ích và dễ sử dụng của Internet Banking,
rủi ro và chi phí khi sử dụng Internet Banking, các bước thực hiện giao dịch Internet Banking; và khẳng định tính giá trị của mô hình TAM và bổ sung một nghiên cứu về Internet Banking tại Việt Nam. Hạn chế ở mô hình vì nghiên cứu chỉ giải thích được bốn biến trong mô hình, hạn chế về số lượng mẫu, chưa được toàn diện và bao quát.
Nghiên cứu 3: Đỗ Thị Ngọc Anh (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện qua hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức với sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng thang đo Likert 5 để đo mức độ với 132 quan sát. Sau đó tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và nhân tố khẳng định CFA. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố tác
động đến động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, An toàn/Bảo mật, Sự tiện lợi.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy tất cả giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận và có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu đã khám phá, điều chỉnh và đánh giá những yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Internet Banking của người dùng trên địa bàn TP.HCM nói riêng và Việt nam nói chung. Nghiên cứu đưa ra được các khuyến nghị với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước và những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt hạn chế thì nghiên cứu hạn chế về số lượng mẫu và chỉ tập trung hầu hết ở miền Bắc, chưa có sự bao quát các tỉnh thành.
Nghiên cứu 4: Hà Nam Khánh Giao, Trần Kim Châu (2020) “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smartbanking - Nghiên cứu thực nghiệm tại BIDV - Chi nhánh Bắc Sài Gòn”. Nghiên cứu đưa ra năm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smartbaking: Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự tin tưởng, Cảm nhận về rủi ro, Cảm nhận về chi phí.
Có 250 bảng câu hỏi được phát ra, trả về 235 kết quả trả lời hợp lệ. Toàn bộ mẫu hợp lệ được xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các bước phân tích độ tin cậy thang đo hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy tuyến tính bội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động tích cực, sắp xếp theo độ mạnh giảm dần, bao gồm: Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận sự tin tưởng
tới quyết định sử dụng Smartbanking của khách hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng là cơ sở để các nhà quản trị BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn lưu ý khi xây dựng chiến lược khách
hàng. Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định: nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất nên chưa có tính đại diện cao, nghiên cứu chỉ tập trung vào chi nhánh Bắc Sài Gòn của ngân hàng BIDV.
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu 5: Bussakorn Jaruwachirathanakul và Dieter Fink (2005) đã nghiên cứu các yếu tố khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Thái Lan và sử dụng các phát hiện của nghiên cứu để phát triển chiến lược cho ngân hàng.
Xây dựng trên bốn thang đo lần lượt là Các tính năng của trang web, Nhận thức sự hữu ích, Rủi ro và quyền riêng tư, Sự chấp nhận sử dụng.
Bảng câu hỏi bao gồm các biện pháp nhận thức được đánh giá theo thang điểm Likert năm mức độ được sử dụng làm phương pháp thu thập dữ liệu chính. Khảo sát trên 600 mẫu được tác giả thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi đến 40 công ty lớn tại Thái Lan và đạt 84% tỷ lệ người trả lời phù hợp tương ứng 506 người.
Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy Nhận thức sự hữu ích và Đặc điểm của website là những yếu tố khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking. Nghiên cứu đã có một phần đóng góp cho các ngân hàng trong quá trình phát triển dịch vụ Internet Banking nhưng vẫn còn hạn chế là nghiên cứu chỉ tập trung vào nhân viên văn phòng ở Bangkok mà chưa được bao quát.
Nghiên cứu 6: Petrus Guriting, Nelson Oly Ndubisi (2006) đánh giá ý định và sự chấp nhận của khách hàng về dịch vụ Internet Banking ở Borneo, Malaysia. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình TAM mở rộng, thêm hai biến là Sự tự tin và Kinh nghiệm về máy tính.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên ở đảo Borneo với tổng cộng
200 khách hàng đã chấp nhận làm biểu mẫu khảo sát, trong số đó, chỉ có 133 (66%) câu trả lời có thể sử dụng được. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy Sự hữu ích và Cảm nhận sự dễ sử dụng là hai yếu tố quan trọng nhất. Sự tự tin ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ý định hành vi thông qua Sự hữu ích và Sự dễ sử dụng. Kinh nghiệm về máy tính là một yếu tố nổi bật trong việc dự đoán tính hữu ích và tính dễ sử dụng. Kích thước tương đối nhỏ của mẫu hạn chế tính tổng quát của kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu 7: Ming-Chi Lee (2008) tại Trung Quốc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng trực tuyến cùng sự tích hợp của TAM và TPB để phân
tích hành vi của người tiêu dùng. Trong mô hình nghiên cứu bao gồm năm yếu tố đó là Nguy cơ bảo mật và riêng tư, Rủi ro tài chính, Cảm nhận sự hữu ích, Cảm nhận sử dụng và Chuẩn chủ quan. Nghiên cứu mở rộng phạm vi áp dụng đồng thời yếu tố tiêu cực (Rủi
ro được nhận thức) và yếu tố tích cực (Lợi ích cảm nhận).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát với bảng khảo sát được xây dựng trên thang đo Likert 5. Cuộc khảo sát trực tuyến đã thu được 446 câu trả lời, với các câu trả lời không đầy đủ đã bị xóa, dẫn đến kích thước mẫu là 368 người (83%). Nghiên cứu áp dụng mô hình TAM và TPB với Nhận thức rủi ro và Lợi ích cảm nhận.
Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát thấy rằng ý định sử dụng Internet Banking bị ảnh hưởng bất lợi chủ yếu bởi nguy cơ bảo mật và riêng tư, rủi ro tài chính và ảnh hưởng
tích cực chủ yếu là do cảm nhận lợi ích, thái độ và cảm nhận sự hữu dụng. Tuy nhiên, kích thước mẫu của nghiên cứu này chưa đủ lớn và chỉ xem xét đến bốn yếu tố, bỏ qua một số yếu tố quan trọng như sự tin tưởng và cảm nhận dễ sử dụng. Tác giả cảm thấy mô
hình cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu 8: Ebrahim Chirani, Mohammad Taleghani và Yalda Rahmati (2011) tại Guilan, Iran nghiên cứu và xác định mối quan hệ giữa đặc điểm của hệ thống ngân hàng trực tuyến và đặc điểm của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Nghiên cứu được xây dựng qua tám thang đo: Lợi thế tương đối, Khả năng tương thích, Dễ sử dụng, Hình ảnh, Khả năng thử nghiệm, Sự tự nguyện, Hiển thị kết quả, Thể hiện khả năng. Mẫu trong nghiên cứu này bao gồm khách hàng của các ngân hàng tư nhân và chính phủ của tỉnh Guilan đã được chọn ngẫu nhiên từ cơ sở dữ liệu ngân hàng. Có rất ít người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở tỉnh Guilan, chỉ có 146 trên 300 bảng câu hỏi được điền và sau đó được sử dụng làm mẫu nghiên cứu.
Mô hình chỉ ra rằng tỷ lệ chấp nhận ngân hàng trực tuyến bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đặc điểm đổi mới và đặc điểm cá nhân. Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm đổi mới có ảnh hưởng nhiều nhất đến tỷ lệ chấp nhận ngân hàng trực tuyến. Hạn chế lớn nhất
của đề tài là chỉ tập trung tại các ngân hàng ở tỉnh Guilan chính vì thế tương lai nếu muốn
kiểm định mối quan hệ này các nhà nghiên cứu nên mở rộng tại những vùng khác có nhiều người dùng dịch vụ Internet Banking hơn.
2.3. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA)
(Fishbein & Ajzen, 1975) đề xuất mô hình và phát triển lý thuyết hành động hợp lý (TRA). Họ dựa trên giả định rằng các cá nhân dựa vào lý trí và sử dụng các thông tin có sẵn để thực hiện hành động.
Theo lý thuyết, yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của cá nhân là ý định hành vi. Ý định hành vi là sự kết hợp của thái độ và chuẩn chủ quan của một cá nhân. Ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng, trong đó có hành vi sử dụng Internet Banking. Lý thuyết TRA là một mô hình có giả định là lý trí kiểm soát hành
vi, nên thuyết này chỉ giải thích được các nghiên cứu có hành vi được chuẩn bị trước. Còn đối với những hành vi bộc phát từ cảm xúc, thói quen của bản thân,...thì mô hình TRA không thể giải thích được.
Lý thuyết này có lẽ là một trong các lý thuyết có ảnh hưởng nhất được sử dụng để giải thích hành vi con người (Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003). Nhân tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,...). Mức độ tác động của nhân tố chuẩn chủ quan đến
xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng.
Hình 2.1 Mô hình Thuyết hành động hợp lí - TRA
Nguồn: Fishbein và Ajzen,1975
2.3.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển cải tiến của thuyết hành động
hợp lý. Sự ra đời của thuyết hành vi kế hoạch (TPB) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà
con người có ít sự kiểm soát dù động cơ của đối tượng là rất cao từ thái độ và tiêu chuẩn chủ quan nhưng trong một số trường hợp họ vẫn không thực hiện hành vi vì có các tác động của điều kiện bên ngoài lên ý định hành vi. Theo mô hình, động cơ hay ý định là yếu tố thúc đẩy cơ bản của hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Động cơ hay ý định bị dẫn dắt bởi ba tiền tố cơ bản là thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Nhận thức kiểm soát hành vi và ý định đều là những yếu tố quan trọng để dự đoán hành vi, tùy vào các điều kiện cụ thể mà mức độ quan trọng của từng yếu tố sẽ khác nhau (Ajzen, 1991).
Hình 2.2 Mô hình Thuyết hành vi dự định - TPB
Định nghĩa các yếu tố trong mô hình
Thái độ: mang tính chất tích cực hay tiêu cực qua những biểu hiện bên ngoài của một cá nhân; Chuẩn chủ quan: cảm nhận của những người quan trọng với một cá nhân cho rằng cá nhân nên hay không nên thực hiện hành vi; Nhận thức kiểm soát hành vi: nhận thức về mức độ dễ dàng hay khó khăn của hành vi; Ý định hành vi: dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện hành vi.
2.3.3. Thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)Nhằm giải thích hành vi sử dụng của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nhằm giải thích hành vi sử dụng của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, (Davis Fred, 1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) dựa trên thuyết hành động hợp lý của (Fishbein & Ajzen, 1975). Trong mô hình chấp nhận công nghệ, (Gefen, Karahanna, & Straub, 2003) đã thay thế hai biến Thái
độ và Chuẩn chủ quan bằng hai biến mới là Cảm nhận hữu ích và Cảm nhận dễ sử dụng.
Mô hình TAM làm nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin và sự thành công của hệ thống thông tin, đặc biệt là những nghiên cứu dựa trên hành vi của người sử dụng. Mô hình này giả định rằng: khi người dùng nhận thấy rằng một loại công nghệ hữu ích và dễ sử dụng, họ sẽ sẵn sàng sử dụng nó. Tuy nhiên, lập luận này
chỉ có thể hợp lệ đối với việc sử dụng công nghệ cá nhân, vì người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng nghiệp để mua hoặc là sử dụng hệ thống và cả việc dựa trên khuyến nghị, tác động từ quảng cáo. Ngược lại, công nghệ được sử dụng trong môi trường
công việc không thể bị ảnh hưởng bởi một người đồng nghiệp nào của bạn, mà cái dẫn đến hành vi của nhân viên là các quy tắc mà công ty đề ra.
TAM thừa nhận rằng hai yếu tố này là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người
dùng đối với hệ thống, nó phổ biến trong việc thiết lập sử dụng công nghệ và có thể được
áp dụng rộng rãi để giải quyết vấn đề về chấp nhận công nghệ của người dùng (Shirley Taylor, 1995). Như vậy, theo mô hình TAM, khách hàng sẽ quyết định sử dụng Internet Banking nếu họ nhận thấy dịch vụ này thật sự mang lại nhiều tiện ích cho họ, và tương
tự đối với tính dễ sử dụng của Internet Banking, càng dễ sử dụng càng dễ dàng được khách hàng lựa chọn và chấp nhận.
Hình 2.3 Mô hình Chấp nhận công nghệ - TAM
2.3.4. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)
Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT là mô hình chấp
nhận công nghệ được xây dựng bởi (Venkatesh et al., 2003). Lí do cốt lõi của việc đưa ra thuyết UTAUT là do Venkatesh nhận thấy các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hệ thống máy tính gặp nhiều khó khăn khi chọn lựa mô hình nghiên cứu phù