2.5.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng và các lí thuyết nền tảng. Trong nghiên cứu này, ngoài hai yếu tố (Sự hữu ích, Dễ sử dụng) được kế thừa từ mô hình TAM
và hai yếu tố (Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi) từ mô hình UTAUT thì còn bổ sung thêm hai yếu tố khác được tham khảo từ các nghiên cứu trong nước và nước ngoài là: Tính bảo mật, Chi phí sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới hành vi quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.
- Biến phụ thuộc: Quyết định sử dụng của sinh viên
- Các biến độc lập: (1) Ảnh hưởng xã hội; (2) Dễ sử dụng; (3) Điều kiện thuận lợi;
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của đề tài
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu trong hình hiện có, các giả thuyết sau đây được phát triển để kiểm tra sự tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của sinh viên tại TP.HCM
2.5.2.1. Ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội được xác định là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người
quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh et al., 2012). Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” có trong nhiều mô hình nghiên cứu về Internet Banking. Từ mối quan hệ trên, giả thuyết sau được xây dựng.
H1: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
2.5.2.2. Điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi được xác định là mức độ mà một cá nhân tin rằng hạ tầng kỹ thuật của tổ chức hiện có hỗ trợ họ sử dụng hệ thống (Venkatesh et al., 2012). Với ưu điểm thuận lợi, khách hàng đặc biệt là sinh viên có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp cho dịch vụ Internet Banking ngày càng được nhiều người tin
dùng, đặc biệt đối với sinh viên - thế hệ trẻ linh động trong việc thanh toán trực tuyến. H2: Điều kiện thuận lợi có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
2.5.2.3. Nhận thức dễ sử dụng
Dựa vào Mô hình TAM của (Davis Fred, 1989) thì “Nhận thức dễ sử dụng” và “Sự
hữu ích” là hai yếu tố có tác động rất lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Nhận thức dễ sử dụng được xác định là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể mà không tốn nhiều sức lực (Venkatesh, Thong, & Xu, 2012). (Cooper, 1997) đã kiểm tra tính “dễ sử dụng” và cho rằng đây là một trong ba yếu tố quan trọng và đưa ra kết luận đây là một trong điểm mà người dùng sẽ cân nhắc nếu họ quyết định sử dụng một dịch vụ mới.
H3: Nhận thức dễ sử dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
2.5.2.4. Chi phí sử dụng
Chi phí sử dụng liên quan đến số tiền mà một cá nhân tin rằng họ sẽ phải chi trả để sử dụng dịch vụ công nghệ mới (Venkatesh, Thong, & Xu, 2012). Chi phí có thể bao gồm phí giao dịch, phí duy trì dịch vụ của nhà cung cấp; phí mạng điện thoại/Internet để gửi lưu lượng truy cập thông tin liên lạc và chi phí máy tính/điện thoại di động. Nếu chi phí sử dụng dịch vụ Internet Banking hợp lí thì số lượng sinh viên tin dùng càng cao.
H4: Chi phí sử dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
2.5.2.5. Sự hữu ích
Dựa theo mô hình TAM của (Davis Fred, 1989), theo đó “Sự hữu ích” là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất của chính bản thân. Sự hữu ích có thể ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và sự hữu ích của một dịch vụ được xem như một yếu tố quan trọng khi người tiêu dùng quyết định chọn sử dụng một dịch vụ và đánh giá dịch vụ của công ty đó (Lois & Mary Jo, 1995). Internet Banking đặc
trưng cho sự hữu ích vì tính thuận tiện nó cũng cấp cho khách hàng trong việc đăng nhập
trong thời gian thực tại nhà 24/7 (Gerrard & Cunningham, 2003).
H5: Sự hữu ích có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
2.5.2.6 Tính bảo mật
Tính bảo mật được định nghĩa là mức độ tin tưởng rằng một tổ chức sẽ xử lý tất cả các giao dịch an toàn và bảo mật thông tin của cá nhân (Hosein, 2009). Hay một nghiên
cứu khác cho rằng rủi ro bảo mật xảy ra khi khách hàng lo lắng về việc chuyển tiền từ tài
khoản của họ hay các thông tin tài chính cá nhân của họ có thể bị người khác biết khi không có sự cho phép của họ (Dale & Demetris, 2006). Yếu tố cảm nhận rủi ro bảo mật được đo lường bởi 4 biến quan sát về rủi ro bảo mật đối việc sử dụng Internet Banking trong nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ của (Demirdogen, 2010).
H6: Tính bảo mật có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 đã trình bày chi tiết về khái niệm Internet Banking; những lợi ích mà dịch vụ Internet Banking mang lại cho khách hàng cá nhân, cho các ngân hàng. Trong
chương này cũng đã trình bày một số lý thuyết và mô hình về ý định sử dụng công nghệ mới (TRA; TPB; TAM; UTAUT) cũng như trình bày kết quả của một số nghiên cứu trước
đây trong lĩnh vực Internet Banking và thảo luận về khoảng trống nghiên cứu. Từ đó, chương này đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của từng yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của sinh
viên tại TP.HCM. Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài liên quan đến việc xây dựng các thang đo, bảng khảo sát, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm: quy trình nghiên cứu của đề tài, quy trình xây dựng thang đo và bảng khảo sát, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài
F-* • ọ ễ' CZl Q o' •o> OQ F-* • ọ ễ' p. i 28
Quy trình nghiên cứu của đề tài trải qua mười bước từ hình thành thang đo nháp,
đến phỏng vấn để xây dựng thang đo chính thức nhằm phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Sử dụng kết quả nghiên cứu chính thức để phân tích độ tin cậy, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis), ma trận tương quan và phân tích hồi quy.
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ
Trên cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng dịch vụ Internet Banking, chương 2 đã đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài. Bài
phỏng vấn ý kiến chuyên gia được xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước đây liên quan đến các khái niệm nghiên cứu: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức dễ sử dụng, Điều kiện thuận lợi, Sự hữu ích, Chi phí sử dụng, Tính bảo mật và Quyết
định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu và phát hiện, khám phá thêm “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của sinh viên tại TP.HCM”.
Sử dụng kỹ thuật thảo luận với chuyên gia là giảng viên hướng dẫn và tham khảo
các công trình nghiên cứu trước để đưa ra thang đo nháp. Các bước thực hiện nghiên cứu
sơ bộ:
- Xác định những yếu tố mà người sử dụng dịch vụ Internet Banking quan tâm. - Xây dựng các biến quan sát của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát.
- Thu thập thông tin: Xây dựng thang đo nháp để thảo luận với chuyên gia. Phương pháp định lượng sơ bộ được sử dụng để đánh giá thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình và các giả thuyết, đồng thời xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức.
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức
Sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ, kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ là cơ sở để hiệu chỉnh lại các biến quan sát của các yếu tố khảo sát. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát chính thức được
tạo bằng bảng câu hỏi thông qua Google Docs rồi gửi đến các bạn sinh viên có hiểu biết về dịch vụ Internet Banking và đang sinh sống/làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát được tập hợp và làm sạch, sau đó được mã hóa, nhập liệu vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0 để tiến hành phân tích đánh giá thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO, BẢNG KHẢO SÁT3.2.1. Thang đo nháp 3.2.1. Thang đo nháp
Các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này gồm: hai khái niệm nghiên cứu chính
được lựa chọn từ Mô hình thuyết chấp nhận công nghệ TAM của (Davis Fred, 1989) và Mô hình thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh & ctg. 2003).
Các thang đo được xây dựng, bổ sung và hiệu chỉnh sau giai đoạn nghiên cứu định tính cho phù hợp với đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu cũng như phù hợp với đối tượng
khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm. Thang đo Likert yêu cầu người tham gia chỉ ra mức độ mà họ đồng ý hoặc không đồng ý với một loạt các tuyên bố về các cấu trúc. Mỗi thang đo bao gồm năm loại phản ứng khác nhau, từ 1 = rất không đồng ý đến 5 = rất đồng ý (Antonucci
& Goeke, 2011). Thang đo nháp được tác giả tham khảo từ các công trình nghiên cứu trước và có sự góp ý của giảng viên hướng dẫn.
3.2.2. Thang đo chính thức
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các yếu tố có tác động tới quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking: Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Nhận thức dễ sử
Biến Phát biểu Kí hiệu
dụng, Chi phí sử dụng, Sự hữu ích, Tính bảo mật, Quyết định sử dụng. Nghiên cứu gồm 7 thang đo với 24 biến được thể hiện thông qua 24 câu hỏi. Cụ thể:
- Thang đo Ảnh hưởng xã hội được đo lường thông qua 3 biến quan sát lần lượt được kí hiệu là AHXH1, AHXH2, AHXH3. Các biến này dựa trên lý thuyết gốc của (Venkatesh, Thong, & Xu, 2012). Các biến quan sát trong thang đo Ảnh hưởng xã hội là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Điều kiện thuận lợi được đo lường thông qua 4 biến quan sát lần lượt
được kí hiệu là DKTL1, DKTL2, DKTL3, DKTL4. Các biến này dựa trên lý thuyết gốc của (Venkatesh et al., 2012). Các biến quan sát trong thang đo Điều kiện thuận lợi là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Nhận thức dễ sử dụng được đo lường thông qua 4 biến quan sát lần lượt được kí hiệu là NTDSD1, NTDSD2, NTDSD3, NTDSD4. Các biến này dựa trên lý thuyết gốc của (Venkatesh et al., 2012) và (Wu & Wang, 2005). Các biến quan sát trong thang đo Nhận thức dễ sử dụng là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Chi phí sử dụng được đo lường thông qua 3 biến quan sát lần lượt được kí hiệu là CPSD1, CPSD2, CPSD3. Các biến này dựa trên lý thuyết của (Venkatesh
et al., 2012) và thang đo của (Wu & Wang, 2005), (Luarn & Lin, 2005). Các biến quan sát trong thang đo Chi phí sử dụng là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Sự hữu ích được đo lường thông qua 3 biến quan sát lần lượt được kí hiệu là SHU1, SHU2, SHU3. Các biến này dựa trên thang đo của (Luarn & Lin, 2005),
(Wu & Wang, 2005). Các biến quan sát trong thang đo Sự hữu ích là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Tính bảo mật được đo lường thông qua 4 biến quan sát lần lượt được
kí hiệu là TBM1, TBM2, TBM3, TBM4. Các biến này dựa trên thang đo của (Nasri & Zarai, 2014). Các biến quan sát trong thang đo Tính bảo mật là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia trả lời khảo sát.
- Thang đo Quyết định sử dụng được đo lường thông qua 3 biến quan sát lần lượt
được kí hiệu là QDSD1, QDSD2, QDSD3. Các biến này dựa trên thang đo của (Luarn & Lin, 2005) và (Wu & Wang, 2005). Các biến quan sát trong thang đo Quyết định sử dụng
là đầy đủ để đo lường khái niệm nghiên cứu và có nội dung ngắn gọn và dễ hiểu.
Tác giả xây dựng thang đó Likert 5 mức độ: 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung bình, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý.
Ảnh hưởng xã hội
Tôi có xu hướng sử dụng dịch vụ khi thấy những người
xung quanh tôi dùng Internet Banking__________________ AHXH1 Những người trên mạng xã hội chia sẻ nên sử dụng dịch vụ
Internet Banking AHXH2
Những người quan trọng với tôi (gia đình, người thân) cho
rằng tôi nên dùng Internet Banking AHXH3
Điều kiện thuận lợi
Tôi có các công cụ cần thiết để sử dụng Internet Banking DKTL1 Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng Internet Banking DKTL2 Ngân hàng hỗ trợ tôi trong việc sử dụng Internet Banking DKTL3 Internet Banking tương thích với các hệ thống khác mà tôi
đang sử dụng DKTL4
Nhận thức dễ sử dụng
Tôi học cách sử dụng Internet Banking thật dễ dàng NTDSD1 Tôi cảm thấy Internet Banking dễ dàng sử dụng NTDSD2 Các thao tác giao dịch trên Internet Banking rất đơn giản,
dễ thực hiện NTDSD3
Tôi nghĩ rằng dịch vụ Internet Banking rất hữu ích NTDSD4
Chi phí sử dụng
Giá cả cho việc sử dụng Internet Banking là hợp lý CPSD1 Tôi sẵn sàng trả tiền để sử dụng Internet Banking CPSD2 Dịch vụ Internet Banking đem lại giá trị tốt cho người
Sự hữu ích
Tôi tiết kiệm được thời gian và chi phí khi sử dụng dịch vụ
Internet Banking SHU1
Internet Banking giúp tôi chủ động quản lý tài chính cá
nhân, truy vấn thông tin SHU2
Tôi cảm thấy Internet Banking rất hữu ích SHU3
Tính bảo mật
Tôi tin tưởng vào dịch vụ Internet Banking mà ngân hàng
đang sử dụng TBM1
Tôi tin tưởng các giao dịch qua Internet Banking như giao
dịch tại quầy TBM2
Tôi tin rằng dịch vụ Internet Banking luôn an toàn và đáng
tin cậy TBM3
Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật khi tôi sử
dụng Internet Banking TBM4
Quyết định sử dụng
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng Internet Banking trong thời gian tới QDSD1 Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ Internet Banking cho người thân,
bạn bè,... QDSD2
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA chính vì thế mẫu tối thiểu tốt nhất là 50 tốt hơn là 100 và tỉ lệ giữa quan sát với