Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 25 - 27)

8. Đóng góp của đề tài

1.4.2. Yếu tố khách quan

a. Đặc thù bộ môn hóa học

Bộ môn hóa học là một môn thực nghiệm, nên việc dạy và học Hóa học gắn liền với thực nghiệm. Do đó một số kiến thức hóa học được xây dựng hoàn toàn trên thực nghiệm chứ không thể nào dự đoán được. Ví dụ như: thuyết lai hóa, các công thức cấu tạo, độ dài liên kết, momen lưỡng cực… với điều kiện của nước ta thì học sinh chỉ được học trên lí thuyết chứ ít được thực hành thí nghiệm, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức bộ môn hóa học. Những bài tập về nhận biết chất luôn là bài tập gây khó khăn cho học sinh phổ thông, vì tất cả bài tập nhận biết đều chỉ được thực hành trên giấy chứ không được thực hành trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ đều được học sinh chấp nhận một cách máy móc, chứ không được nghiên cứu trực tiếp và cụ thể… Chính những yếu tố đặc thù của bộ môn hóa học đã ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của học sinh.

b. Phương tiện học tập

Hầu hết các trường phổ thông trong cả nước đều được trang bị phòng thí nghiệm hóa học. Tuy nhiên đa số các phòng thí nghiệm ở trường phổ thông thì chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là các trường ở các huyện vùng sâu vùng xa hầu như không có phòng thí nghiệm hóa học hoặc có mà không sử dụng được. Hóa chất được giao về trường không chỉ thiếu về số lượng mà còn không đảm bảo về chất lượng, không thực hiện được đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong sách giáo khoa. Ở một số trường, phòng thí nghiệm được sử dụng chung nhiều môn như: hóa, lí, sinh...

Những tác động của phương tiện học tập học sinh có thể khắc phục được nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.

c. Ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp

Giáo viên là người truyền thụ, hoặc là người hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Do đó một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có phương pháp dạy học tốt sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh. Ngược lại một người giáo viên có năng lực chuyên môn kém sẽ làm cho học sinh mất lòng tin, không giúp được học sinh hoàn thiện các kĩ năng cũng như năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo. Một người giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưng phương pháp dạy học không tốt thì sẽ không gây hứng thú cho học sinh học tập cũng như không kích thích được lòng đam mê học tập ở học sinh. Do đó người giáo viên đứng lớp có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập của học sinh.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương I chúng tôi trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài bao gồm:

- Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

- Khái niệm bài tập hóa học, phân loại, tác dụng của BTHH…

-Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa học của học sinh

Những vấn đề nêu trên là cơ sở để chúng tôi hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hữu cơ lớp 11 phần HC không no và HC thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT.

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHẦN HIDROCACBON KHÔNG NO VÀ HIDROCACBON THƠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)