Sử dụng hệ thống bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 85 - 87)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập

Bài tập luôn là một công cụ quan trọng giúp học sinh kiểm tra và đánh giá được kiến thức và kĩ năng của mình có được tốt hay chưa tốt. Để sử dụng hệ thống bài tập hóa học đạt hiệu quả cần chú ý các điểm sau:

a. Xác định các dạng bài tập điển hình

Các dạng bài tập điển hình là những dạng bài tập rèn luyện được các kĩ năng quan trọng cho học sinh, và đây là các dạng bài tập thường ra trong các đề thi và đề kiểm tra. Trong phần Hóa học Hữu cơ dạng bài tập điển hình bao gồm:

-Bài tập viết chuỗi phản ứng. -Bài tập nhận biết.

-Bài tập lập công thức phân tử.

-Bài tập viết đồng phân và gọi tên các chất đồng phân.

- Bài tập từ các dữ kiện ban đầu xác định công thức cấu tạo đúng của một chất hữu cơ.

- Một số bài tập tổng hợp.

b. Giải bài tập mẫu và hướng dẫn học sinh giải bài tập tương tự

Sau khi phân loại được các dạng bài tập điển hình giáo viên nên tiến hành hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập đó. Trong quá trình hướng dẫn giải các bài tập mẫu giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Hướng dẫn học sinh cách phân tích dữ kiện của đề bài.

- Cách vận dụng các dữ kiện vào để giải quyết yêu cầu của bài tập. - Nhấn mạnh các công thức cơ bản cần nhớ.

Nên trình bày bài giải rõ ràng và đầy đủ tránh làm vắn tắt gây khó hiểu đối với học sinh.

c. Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều phương pháp giải bài tập

Giải bài tập mẫu cho học sinh là một điều cần thiết, tuy nhiên không nên ép học sinh theo một khuôn mẫu nhất định mà nên khuyến khích học sinh giải các

bài tập theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.

Đối với học sinh khá giỏi, việc khám phá nhiều phương pháp giải bài tập khác nhau là một sự thích thú, các học sinh khá giỏi thường tự giác trong việc học tập và nghiên cứu. Nhưng các học sinh trung bình và yếu thì thường thụ động trong việc giải quyết các bài tập, các em thường nhút nhát và không tự tin trong việc đưa ra các phương pháp giải của mình. Để khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực, năng động giáo viên lưu ý một số điểm sau:

-Khen ngợi và trình bày phương pháp giải đúng của các em trước lớp. -Cho điểm thưởng nếu các em đưa ra phương pháp giải hay.

- Nên lắng nghe các em trình bày phương pháp giải, khen những chỗ đúng và chỉ ra những chỗ chưa chính xác. Không nên chê và làm các em xấu hổ với các bạn cùng lớp.

- Tổng hợp các phương pháp giải của các em trên lớp và chỉ ra phương pháp giải tốt nhất để giải quyết loại bài tập trên.

d. Sử dụng bài tập “chạy” kích thích tính tích cực của học sinh

Bài tập “chạy” là một hình thức cho học sinh giải bài tập. Tuy nhiên điểm khác cơ bản giữa giải bài tập “chạy” và giải bài tập thông thường là bài tập “chạy” sẽ được giáo viên chấm điểm, và chỉ chấm điểm những học sinh có lời giải sớm nhất. Thường là sẽ chấm từ 3 đến 5 học sinh có lời giải sớm.

Bài tập “chạy” có tác dụng kích thích tính tích cực của học sinh, hầu hết các học sinh ở độ tuổi thanh niên thường có tính ganh đua cao nhằm khẳng định mình. Việc học sinh có được lời giải sớm và được chấm điểm cao sẽ giúp học sinh có thái độ hăng hái học tập. Bài tập “chạy” còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy nhanh chóng và chính xác.

e. Chốt lại phương pháp giải các dạng bài tập

Khi các em được học các phương pháp giải khác nhau của các loại bài tập giáo viên cần chốt lại phương pháp chung để giải quyết các dạng bài tập vào thời

điểm cuối tiết học. Việc chốt lại các phương pháp giúp cho các em có cái nhìn tổng quát về từng kiểu bài từng dạng bài từ đó đưa ra những phán đoán thích hợp khi gặp các bài tập tương tự. Ngoài ra, nắm được phương pháp chung còn giúp các em sáng tạo được các phương pháp giải nhanh hơn, hay hơn và chính xác hơn.

Phương pháp chung để giải bài tập hóa học là: “Từ các dữ kiện đã cho ở đề bài kết hợp với lí thuyết đã học tiến hành thực hiện các yêu cầu của bài

tập”. Ta nhận thấy phương pháp chung này được thực hiện qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn một: Phân tích các dữ kiện đã cho ở đề bài. - Giai đoạn hai: Kết hợp với các lí thuyết đã được học. - Giai đoạn ba: Thực hiện các yêu cầu của bài tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)