8. Đóng góp của đề tài
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống hóa lý thuyết
a. Đảm bảo tính chính xác, khoa học
Đây là nguyên tắc chung của tất cả các môn khoa học thực nghiệm trong đó có hóa học. Theo nguyên tắc này hệ thống lí thuyết phải thể hiện đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học hiện đại như:
- Ngôn ngữ hóa học: các dãy đồng đẳng, các danh pháp hợp chất hữu cơ. - Các công thức phân tử, công thức cấu tạo.
- Các định luật, các thuyết. - Các quá trình hóa học.
Hệ thống lí thuyết phải được trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, rõ ràng có hệ thống, phải phù hợp với chương trình hóa học lớp 11 THPT.
b. Đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống lí thuyết được xây dựng dựa trên sự phân loại hợp chất hữu cơ thành 2 loại chính đó là: hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon. Trong đó:
- Hiđrocacbon không no: gồm 3 dãy đồng đẳng + Anken: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết đôi. + Ankađien: hiđrocacbon trong cấu tạo có 2 liên kết đôi. + Ankin: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết ba. - Hidrocacbon thơm:
+ Hiđrocacbon thơm khác. Mỗi dãy đồng đẳng gồm 3 mục chính: - Mục I: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. - Mục II: Tính chất hóa học. - Mục III: Điều chế, ứng dụng. c. Chú ý các kiến thức trọng tâm
Đối với kiến thức được biên soạn trong SGK hiện nay không phải học sinh nào cũng có thể tiếp thu và đón nhận nó một cách dễ dàng, do đó để học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức thì hệ thống lí thuyết cần nhấn mạnh được trọng tâm. Theo nguyên tắc này thì các dãy đồng đẳng (trong phạm vi đề tài) được thiết kế như sau:
- Dãy đồng đẳng anken: là dãy đồng đẳng được học tiếp theo sau dãy đồng đẳng ankan nên phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp giúp học sinh so sánh điểm giống và điểm khác nhau giữa ankan và anken về công thức tổng quát, phương pháp viết đồng phân, danh pháp của anken. Phần tính chất hóa học trọng tâm là giúp học sinh nhận rõ được vai trò quyết định của liên kết π đến tính chất hóa học của anken và hướng phản ứng cộng HCl và H2O các phân tử anken theo quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop. Trong phần điều chế giới thiệu học sinh phương pháp điều chế etylen trong phòng thì nghiệm.
- Dãy đồng đẳng ankađien: Nhấn mạnh cho học sinh chỉ nghiên cứu các ankađien liên hợp đặc biệt là buta-1,3-đien và isopren (2-metyl-buta-1,3-đien). Phân tích điểm khác nhau giữa phản ứng cộng của ankađien liên hợp và anken.
- Dãy đồng đẳng ankin: Trọng tâm quan trọng nhất của bài học đó là giúp học sinh so sánh được sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ankin và anken. Phần điều chế giới thiệu phương pháp điều chế axetylen trong phòng thí nghiệm.
- Dãy đồng đẳng ankyl benzen: Trọng tâm của bài học là phân tích tính chất thơm của vòng benzen “dễ thế, khó cộng và khó bị oxi hóa bởi KMnO4”. Nhấn
mạnh hướng thế của halogen vào phân tử ankylbenzen.
d. Trình bày ngắn gọn, súc tích
Đây là nguyên tắc thiết yếu, và quan trọng trong việc xây dựng các văn bản khoa học. Theo nguyên tắc này, hệ thống lí thuyết phải được viết mạch lạc, dễ hiểu và phải có ví dụ minh họa cụ thể. Phần mở đầu của hệ thống lí thuyết có giới thiệu tổng quan các dãy đồng đẳng được hệ thống hóa, ở mỗi dãy đồng đẳng đều được xây dựng thành 3 mục chính (I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; II. Tính chất hóa học; III. Điều chế). Ở mỗi mục chỉ tập trung những tính chất quan trọng của mỗi dãy đồng đẳng. Những tính chất này được viết bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền tải. Các phương trình phản ứng được viết bằng công thức tổng quát và có ví dụ một số chất điển hình.
e. Giúp học sinh dễ tra cứu
Hệ thống lí thuyết được xây dựng dựa trên sự phân loại hợp chất hữu cơ. Điều này giúp học sinh tra cứu một cách nhanh chóng tính chất hóa học của một chất hữu cơ bất kì trong chương trình hóa học lớp 11. Các phương trình phản ứng được viết dưới dạng tổng quát thể hiện tính chất của từng loại nhóm chức, giúp học sinh dễ dàng nắm được các phản ứng của từng hợp chất hữu cơ cụ thể.
f. Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức
Hệ thống lí thuyết được cô đọng một cách logic sẽ giúp học sinh dễ học, dễ nhớ. Giúp học sinh có một cách nhìn tổng quát và có hệ thống về kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11. Bên cạnh đó trong hệ thống lí thuyết còn tóm tắt lại tên một số hợp chất hữu cơ thường gặp. Điều này góp phần giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức hơn.
g. Giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy
Rèn luyện các thao tác tư duy là mục đích chính của hầu hết các bộ môn khoa học trong đó có hóa học. Dựa trên nguyên tắc này hệ thống lí thuyết được xây
dựng giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
- Thao tác so sánh là kim chỉ nam xuyên suốt hệ thống lí thuyết. Bài học sau được xây dựng bằng cách so sánh với bài học trước.
Vd: Phương pháp viết đồng phân của anken dựa trên sự so sánh với phương pháp viết đồng phân của ankan. Tính chất hóa học của ankin được xây dựng trên sự so sánh tính chất hóa học của anken…
- Cấu tạo của một chất hữu cơ sẽ quyết định tính chất hóa học của chất đó. Nên thao tác phân tích luôn được thực hiện trong phần tính chất hóa học của mỗi dãy đồng đẳng.
Vd: Xét tính chất hóa học của propilen (CH2=CH-CH3), qua phân tích cấu tạo giáo viên giúp học sinh nhận thấy propilen có tính chất hóa học của ankan và có tính chất hóa học của anken. Thông qua thao tác phân tích cấu tạo của các chất hữu cơ giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại để xây dựng bảng nhận biết các chất hữu cơ.
- Thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa được hình thành qua việc hình thành các phương pháp viết đồng phân, phương pháp xác định đồng phân hình học, lập công thức tổng quát của các dãy đồng đẳng, viết các phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát…