XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 43 - 46)

8. Đóng góp của đề tài

2.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP

PHẦN HIDROCACBON KHÔNG NO VÀ HIDROCACBON THƠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH THPT

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11

a. Đảm bảo tính chính xác, khoa học

Tính chính xác, tính khoa học là nguyên tắc cơ bản quyết định một bài tập hóa học có đạt yêu cầu hay không. Theo nguyên tắc này nội dung bài tập hóa học phải đảm bảo đúng tính chính xác về ngữ pháp, về chính tả, đảm bảo đúng các thuật ngữ hóa học. Nội dung bài tập hóa học cần phải ngắn gọn súc tích nhưng vẫn đảm bảo tính logic và đầy đủ về mặt ý nghĩa. Những bài tập trắc nghiệm phải đảm bảo chính xác các kết quả tính toán ở đáp án.

b. Đảm bảo tính hệ thống

Để hệ thống bài tập phát huy tối đa tác dụng thì hệ thống bài tập cần phải có tính hệ thống và tính đa dạng. Theo nguyên tắc này hệ thống bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, ở mỗi dạng bài tập đều có bài tập điển hình, bài tập tương tự. Các bài tập trong hệ thống cần phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bài tập trước là cơ sở nền tảng để thực hiện bài tập sau, bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng cố vững chắc hơn cho bài tập trước.

c. Đảm bảo tính đa dạng

Mỗi một bài tập chỉ rèn luyện được một hoặc một số kĩ năng, do đó ta cần phải đa dạng các bài tập để giúp học sinh hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện. Theo nguyên tắc này hệ thống bài tập hóa học sẽ giúp học sinh rèn luyện được hầu hết các kĩ năng giải bài tập hóa học hữu cơ ở 3 mức độ nhận thức: hiểu, biết, vận dụng. Bên cạnh đó hệ thống bài tập còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa…Dựa trên định hướng đó chúng tôi xây dựng những dạng bài tập cụ thể như sau:

-Bài tập viết công thức cấu tạo các đồng phân.

-Bài tập gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thông thường. -Bài tập viết chuỗi phản ứng.

-Bài tập nhận biết.

- Bài tập điều chế chất hữu cơ từ hợp chất đơn giản. - Bài tập tìm công thức phân tử của các chất. - Bài tập xác định công thức cấu tạo của các chất. - Bài tập tính toán đơn giản.

- Bài tập hỗn hợp…

d. Đảm bảo tính vừa sức

Bài tập vừa sức với học sinh sẽ giúp học sinh tăng lòng tự tin, kích thích học sinh tìm hiểu kiến thức để giải quyết thêm nhiều bài tập. Đặc biệt nhìn chung đối với các học sinh THPT hiện nay có học lực trung bình v à khá.Theo định hướng của nguyên tắc này cần xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. Các bài tập chỉ nên rèn luyện một kĩ năng chính, khi học sinh giải quyết tốt những kĩ năng đó thì mới tiến hành hướng dẫn bài tập tổng hợp nhiều kĩ năng.

e. Có các bài tập điển hình cho các dạng

Để giúp học sinh định hướng phương pháp giải một dạng bài tập nào đó cần phải có những bài tập điển hình. Đây là những bài tập mẫu mà giáo viên có thể hướng dẫn giải chi tiết từ đó học sinh sẽ vận dụng vào giải quyết các bài tập tương tự. Từ định hướng của nguyên tắc chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập đa dạng và rèn luyện nhiều kĩ năng. Ở mỗi kĩ năng đều có bài tập điển hình được đánh dấu *, các bài tập tương tự được in thường và các bài tập tham khảo được đánh dấu *.

f. Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức

Nếu lí thuyết giúp cung cấp cho học sinh kiến thức một cách hệ thống tổng quát thì bài tập giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức, làm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt. Mỗi bài tập hóa học ứng với một mảng kiến thức nhất định, do đó việc giải quyết các bài tập này

sẽ giúp học sinh khắc sâu mảng kiến thức đó.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)