8. Đóng góp của đề tài
2.3.1. Sử dụng hệ thống lý thuyết
a. Xác định và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức cần truyền đạt
Xác định đúng trọng tâm của kiến thức cần truyền đạt sẽ giúp cho giáo viên xác định được phương pháp giảng dạy phù hợp.
Ví dụ: Để giảng dạy nội dung lí thuyết bài anken. Ta nhận thấy đây cũng là loại bài truyền thụ kiến thức mới về cấu tạo chất. Bài này được dạy sau khi đã học xong dãy đồng đẳng của ankan và xiclo ankan. Do đó nội dung bài anken cũng được kế thừa từ 2 bài trên. Giáo viên cần nhấn mạnh cấu trúc bài anken được xây dựng tương tự bài ankan và xiclo ankan cũng gồm 3 phần đó là phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp; phần tính chất hóa học và phần điều chế. Vì vậy phương pháp chủ yếu để giảng dạy nội dung này là đàm thoại kết hợp với so sánh. Trọng tâm ở bài này là giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau trong cấu tạo của ankan và anken, và nhận ra được sự khác nhau về cấu tạo đã dẫn đến tính chất hóa học của ankan và anken khác nhau.
b. Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt
Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt là yếu tố quyết định thành công trong việc truyền thụ kiến thức. Ta cần nắm rõ được năng lực của học sinh để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
- Đối với học sinh giỏi thì phương pháp nên sử dụng là đàm thoại nêu vấn đề. - Đối với học sinh khá thì nên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở
- Đối với học sinh trung bình và yếu thì nên sử dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với sách giáo khoa.
Kiến thức nếu không được vận dụng sẽ rất mau quên, do đó việc kết hợp giữa việc dạy kiến thức với bài tập vận dụng không chỉ giúp học sinh nhớ kiến
thức lâu hơn mà còn giúp học sinh hiểu rõ kiến thức và biết cách áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập vận dụng phương pháp viết đồng phân và phương pháp gọi tên các chất đã được học trong phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
- Dạng bài tập hoàn thành chuỗi phản ứng và hoàn thành phản ứng: Dạng bài tập này sẽ giúp học sinh nắm được phần tính chất hóa học và điều chế.
- Bên cạnh đó các dạng bài tập nhận biết, so sánh cấu trúc của các hợp chất hữu cơ sẽ giúp học sinh hiểu rõ tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.
- Các bài tập tính toán giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán. Bên cạnh đó còn giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa ...
c. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
Hình 2.3: Hệ thống lí thuyết bài “Benzen và Ankylbenzen”
Trên đây là hệ thống lí thuyết của 3 bài “Anken”, “Ankin” và “Ankylbenzen” được xây dựng lại bằng sơ đồ tư duy. Đây là một hình thức củng cố lí thuyết cho học sinh dễ nắm bắt kiến thức và phát huy được tính tích cực cho học sinh.
Chú ý: Một trong những điểm mà học sinh cần lưu ý khi học Hóa học Hữu
Vd: Vinyl axetylen có CTCT là CH≡C-CH=CH2 ta nhận thấy có 1 liên kết đôi và 1 liên kết 3. Vậy vinyl axetylen có tính chất của anken và ankin.