Phân tích kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 120)

8. Đóng góp của đề tài

3.6.2. Phân tích kết quả về mặt định tính

-Thông qua việc phân tích các đồ thị cho thấy kết quả học tập của học sinh

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 ĐC1 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN2 ĐC2 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN3 ĐC3

có sử dụng hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập tốt hơn hẳn so với các lớp không sử dụng.

-Hầu hết các tiêu chí của hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập được các giáo viên đánh giá khá tốt. Đặc biệt là các tiêu chí về tính hệ thống, tính khoa học bố cục chặt chẽ hợp lý được đánh giá cao. Các tiêu chí còn lại tùy thuộc vào ý thích và các kỹ năng sư phạm của riêng các thầy cô mà có những nhận xét khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung điểm trung bình đều trên 3.0 điều này khẳng định hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập hóa học hữu cơ có thể dùng để nâng cao kết quả học tập của học sinh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 chúng tôi đã trình bày về mục đích, phương pháp, kết quả và xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường THPT thuộc TP Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành 3 bài dạy: ankađien, ankin và ankylbenzen với 242 học sinh của 3 cặp lớp TN-ĐC.

Kế hoạch thực nghiệm được tiến hành đúng trình tự và khoa học, các giáo án được thống nhất ý kiến của các giáo viên thực nghiệm, hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập được photo gửi đến từng học sinh. Ngoài thực nghiệm sư phạm chúng tôi cũng tiến hành điều tra lấy ý kiến của một số giáo viên ở các trường về hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập nhằm tăng thêm tính khách quan của các kết luận khoa học.

Kết quả đạt được của thực nghiệm sư phạm và của các nghiên cứu khác về mặt định tính và mặt định lượng đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất và bước đầu khẳng định được hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập có thể sử dụng nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ của đề tài, căn cứ vào kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, đề tài đã hoàn thành được những công việc sau:

1.Nghiên cứu cơ sở lí luận bài tập hóa học. Qua đó chúng tôi làm rõ các nội dung:

-Khái niệm bài tập hóa học.

-Phân loại các dạng bài tập hóa học.

2. Nghiên cứu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa học của học sinh THPT. Quá đó chúng tôi đã rút ra được 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh gồm:

-Yếu tố chủ quan: yếu tố tâm lí, yếu tố tư duy, phương pháp học tập.

-Yếu tố khách quan: đặc thù môn hóa học, phương tiện học tập, ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp.

3. Xây dựng 7 nguyên tắc và qui trình gồm 7 bước để định hướng cho việc hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11. Hệ thống hóa lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 phần HC không no và HC thơm gồm 4 nội dung:

-Hệ thống lí thuyết bài Anken. -Hệ thống lí thuyết bài Ankađien. -Hệ thống lí thuyết bài Ankin. -Hệ thống lí thuyết bài Ankylbenzen

4. Xây dựng 6 nguyên tắc và qui trình gồm 7 bước để định hướng cho việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11. Xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 gồm 150 bài tập (70 tự luận và 80 trắc nghiệm) thể hiện ở 4 nội dung:

-Hệ thống bài tập Ankađien. -Hệ thống bài tập Ankin.

-Hệ thống bài tập Ankyl Benzen.

5. Đề xuất các ý kiến khi sử dụng hệ thống lí thuyết và bài tập nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

6. Thiết kế 3 giáo án sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập mới xây dựng, cụ thể là các giáo án bài Ankađien, Ankin và Ankylbenzen

7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm với 3 giáo án các bài Ankađien, Ankin và Ankylbenzen, 3 cặp lớp thực nghiệm – đối chứng ở 6 lớp thuộc 3 trường THPT trong địa bàn TP Đà Nẵng. Kết quả thực nghiệm đã xác định tính khả thi của đề tài. Để đánh giá định tính chất lượng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập chúng tôi thiết kế thang đo gồm 2 phần: đánh giá hệ thống lí thuyết, đánh giá hệ thống bài tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. ThS. Phan Văn An, Giáo trình “Những vấn đề đại cương của phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”, ĐHSP Đà Nẵng.

[2]. ThS. Phan Văn An, Giáo trình “Một số vấn đềvề kĩ thuật xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm”, ĐHSP Đà Nẵng.

[3]. Ngô Ngọc An (2003), 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT phần hiđrocacbon, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Quan Hán Thành (2000), Phân loại và phương pháp giải toán hóa hữu cơ, NXB Giáo dục.

[6]. Nguyễn Thị Ngọc Ánh- Hoàng Kim Ngân (2007), Tuyển tập 900 bài tập trắc nghiệm hoá học, NXB Thanh Hoá, Thanh Hóa.

[7]. GS.TS Đào Hùng Cường, Cơ sở lí thuyết hóa hữu cơ.

[8]. Phạm Đức Bình, Tuyển tập 117 bài toán hoá hữu cơ. NXB Đồng Nai.

[10]. Phạm Đức Bình- Lê Thị Tam (2008), 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[11]. Nguyễn Thị Hồng Châu (2009), Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Hiđrocacbon mạch hở, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

[12]. Hoàng Thị Kiều Dung (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh lớp 11 và 12 PTTH, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Huế.

[13]. Nguyễn Phụng Hoàng- Võ Ngọc Lan (2008), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục.

[14]. Nguyễn Thanh Khuyến (2003), Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ, NXB Trẻ TPHCM.

[15]. Đặng Thị Oanh- Nguyễn Thị Sửu (2008), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình SGK Hoá học phổ thông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[16]. Đặng Thị Oanh (2009), Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 nâng cao, NXB Đại học Sư phạm.

[17]. Phan Thị Thùy (2009), Phân loại và phương pháp giải bài tập Hiđrocacbon, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

[18]. Vũ Anh Tuấn (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Một số websites tham khảo:

http://text.123doc.org/document/145797-xay-dung-he-thong-bai-tap-hoa-hoc-nham- nang-cao-hieu-qua-day-hoc-phan-hidrocacbon-lop-11-trung-hoc-pho-thong.htm http://tailieu.vn/doc/chuyen-de-bai-tap-hidrocacbon-khong-no-1733448.html http://www.zbook.vn/ebook/xay-dung-he-thong-bai-tap-hoa-hoc-nham-nang-cao- hieu-qua-day-hoc-phan-hidrocacbon-lop-11-trung-hoc-pho-thong-42306/ http://loigiainhanh.com/ly-thuyet-benzen-va-dong-dang-mot-so-hidrocacbon-thom- khac-6598.html http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-xay-dung-he-thong-bai-tap-hoa-hoc-nham-nang- cao-hieu-qua-day-hoc-phan-hidrocacbon-lop-11-trung-hoc-pho-thong-41344/ http://123doc.org/document/471200-bai-tap-hidrocacbon-khong-no.htm http://123doc.org/document/1404430-chuyen-de-bai-tap-tong-hop-phan- hidrocacbon.htm?&ref=similar http://123doc.org/document/1130982-chuyen-de-4-bai-tap-hidrocacbon-thom- nguon.htm

PHỤ LỤC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Kính gửi quý Thầy (Cô)!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần HC không no và HC thơm nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh THPT. Những thông tin mà quí Thầy (Cô) cung cấp sẽ được sử dụng nhằm mục đích khoa học của đề tài. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quí Thầy (Cô). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

- Họ và tên (có thể không ghi) :………. Tuổi :……. - Trình độ: Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

- Số năm tham gia giảng dạy Hóa học ở trường THPT : ……….

- Nơi công tác : ……….

2. Nội dung góp ý:

Xin quí Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu (x) vào ô trùng với suy nghĩ của bản thân. Các mức độ đánh giá:

(1): chưa tốt (2): trung bình (3): khá tốt (4): tốt (5): rất tốt

2.1. Xin quí Thầy (Cô) cho biết những suy nghĩ của quí thầy cô về hệ thống lí

thuyết

TT TT

Hệ thống lí thuyết có đảm bảo Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

1 bố cục chặt chẽ, hợp lí, khoa học 2 nội dung đầy đủ, chi tiết

4 phù hợp với trình độ học sinh 5 dễ ứng dụng vào các bài lên lớp

6

giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của phần Hóa học Hữu cơ

lớp 11

7 giúp học sinh dễ học thuộc.

Ý kiến khác: ...

...

...

...

...

2.2.Xin quí Thầy (Cô) cho biết những suy nghĩ của quí thầy cô về hệ thống bài tập TT TT Hệ thống lí thuyết có đảm bảo Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1 bố cục chặt chẽ, hợp lí, khoa học 2 nội dung đầy đủ, chi tiết. 3 trình bày súc tích, cô đọng. 4 phù hợp với trình độ học sinh. 5 dễ ứng dụng vào các bài lên lớp 6 giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 7 giúp học sinh dễ học thuộc Ý kiến khác: ...

... ... ...

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý thầy (cô). Kính chúc quý thầy (cô) sức khỏe và công tác tốt.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)