Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp11

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 46 - 49)

8. Đóng góp của đề tài

2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp11

a. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập

Mục đích là xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT

b. Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập

Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. Để đạt được mục tiêu nâng cao kết quả học tập môn hóa học hữu cơ lớp 11 cần phải trả lời được các câu hỏi sau

-Bài tập đó giải quyết vấn đề gì?

-Bài tập đó nằm ở vị trí nào trong bài học?

- Bài tập đó có mục đích gì? (nêu vấn đề cho bài mới, kiểm tra kiến thức của học sinh, hay củng cố kiến thức đã học).

-Loại bài tập đó là gì (định tính, định lượng hay thí nghiệm)? -Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới không?

-Có phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh không? - Có phối hợp với những phương tiện khác không? (thí nghiệm) - Có thỏa mãn ý đồ, phương pháp của giáo viên không?...

c. Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập

Đối với phần hóa học hữu cơ, ta có thể chia thành các loại bài tập dưới 2 hình thức:

- Bài tập định tính. - Bài tập định lượng.

Ứng với từng loại bài tập ta có thể chia làm 2 hình thức: Bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan. Sau khi đã xác định được loại bài tập, tiếp tục đi sâu hơn xác định nội dung của mỗi loại.

Dấu hiệu đặc trưng của bài tập định tính là trong đề bài không yêu cầu phải tính toán trong quá trình giải và phải yêu cầu xác lập được những mối quan hệ nhất định giữa các kiến thức và các kĩ năng. Trong phần hóa học hữu cơ lớp 11 chúng tôi chia thành các kiểu bài tập sau:

- Kiểu 1: Bài tập viết công thức cấu tạo các đồng phân.

- Kiểu 2: Bài tập gọi tên các đồng phân ứng với công thức cấu tạo và ngược lại viết công thức cấu tạo ứng với tên của một chất hữu cơ.

- Kiểu 3: Bài tập viết chuỗi phản ứng hóa học. - Kiểu 4: Bài tập hoàn thành phản ứng.

- Kiểu 5: Bài tập phân biệt các chất hữu cơ.

- Kiểu 6: Bài tập điều chế các chất hữu cơ từ các hợp chất đơn giản.

- Kiểu 7: Bài tập dựa vào cấu tạo dự đoán tính chất hóa học của chất hữu cơ đó.

- Kiểu 8: Từ các tính chất hóa học dự đoán công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ ứng với công thức phân tử cụ thể.

Dấu hiệu của các bài tập định lượng là trong đề bài phải có những giá trị dùng để tính toán trong quá trình giải. Trong hóa học hữu cơ lớp 11 phần HC không no và HC thơm, chúng tôi chia thành các kiểu bài tập sau:

- Kiểu 1: Bài tập lập CTPT của các hợp chất hữu cơ dựa vào phương trình phản ứng.

- Kiểu 2: Bài tập lập CTPT của 2 hay nhiều hợp chất hữu cơ dựa vào phương pháp gọi CTPT trung bình.

- Kiểu 3: Bài tập hỗn hợp.

d. Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập

Gồm các bước cụ thể sau:

- Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng.

- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.

- Tìm hiểu năng lực nhận thức của học sinh để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp.

- Tìm hiểu nghiên cứu những loại bài tập nào thường nằm trong cấu trúc của đề kiểm tra, đề thi học kì.

e. Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập

Để tiến hành soạn thảo bài tập ta có thể thực hiện theo các bước sau: - Soạn từng bài tập:

+ Bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung trong sách giáo khoa chưa có bài tập.

+ Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập không phù hợp như quá khó, quá nặng nề, chưa chính xác.

- Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập.

- Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định theo trình tự: + Từ dễ đến khó theo các mức độ nhận thức của học sinh. + Từ lí thuyết đến thực hành.

+ Từ tái hiện đến sáng tạo…

f. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Ở mỗi chương, mỗi loại hợp chất hữu cơ cụ thể ta có thể tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp về hệ thống bài tập. Sự trao đổi và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống bài tập. Ta có thể tiến hành tham khảo và trao đổi ý kiến của đồng nghiệp theo các bước sau:

- Cho đồng nghiệp xem hệ thống bài tập. - Nhờ đồng nghiệp nhận xét đánh giá. - Tiếp thu ý kiến, xem xét ý kiến.

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống bài tập. Xem xét và loại bỏ những bài tập chưa đạt yêu cầu, chỉnh lí và bổ sung những bài tập còn thiếu và tiến hành hoàn thành hệ thống bài tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)