Quy trình hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ lớp11

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 30 - 32)

8. Đóng góp của đề tài

2.1.2. Quy trình hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ lớp11

a. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống lí thuyết

Mục đích của hệ thống lí thuyết nhằm giúp học sinh dễ nhớ dễ khắc sâu kiến thức và góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT.

b. Bước 2: Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống

Phạm vi lí thuyết hệ thống hóa là phần Hóa học Hữu cơ lớp 11. Bao gồm phần hiđrocacbon không no và hidrocacbon thơm

c. Bước 3: Xác định trọng tâm của mỗi chương và mỗi bài

đề tài của em đang nghiên cứu tập trung vào các phần sau: -Chương 6: Hiđrocacbon không no

-Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Ở mỗi chương cần xác định được:

-Nội dung kiến thức trọng tâm của chương là gì? -Kiến thức nào là biết, kiến thức nào là hiểu? -Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là gì?

-Thông qua nội dung của chương giáo dục cho học sinh những phẩm chất gì? Tiến hành các bước như vậy ở mỗi bài.

d. Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết

Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết được tiến hành qua các bước cụ thể sau: -Thu thập các sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan đến

hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11. -Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.

-Tìm hiểu những nội dung trọng tâm nào mà học sinh cần phải nắm vững để tiến hành soạn thảo giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đó. -Tìm hiểu phương pháp trình bày giúp học sinh dễ học dễ nhớ qua các tài

liệu tham khảo.

e. Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết

Để tiến hành hệ thống hóa lí thuyết ta có thể thực hiện theo các bước sau: -Xây dựng dàn ý của hệ thống lí thuyết: thông qua việc xác định trọng tâm

của mỗi chương mỗi bài.

+ Hệ thống lí thuyết được tiến hành gồm bao nhiêu phần? + Mỗi phần được trình bày gồm bao nhiêu mục?

dung của dàn ý.

-Soạn thảo chi tiết nội dung của dàn ý có sắp xếp và chọn lọc.

f. Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp

Ở mỗi chương, mỗi nội dung lí thuyết cụ thể ta có thể tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp. Học hỏi kinh nghiệm truyền đạt nội dung kiến thức đó ở các giáo viên có kinh nghiệm. Học hỏi phương pháp tóm tắt, cách cô đọng kiến thức và cách nhấn mạnh nội dung lí thuyết ở các giáo viên, đồng nghiệp.

g. Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống lí thuyết. Xem xét và loại bỏ các nội dung không cần thiết, không đạt yêu cầu. Bổ sung thêm các kiến thức kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tiếp thu hệ thống lí thuyết một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần Hidrocacbon không no và Hidrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)