niêm yết
Myers (2001) cho rằng, các DN thuộc các ngành nghề khác nhau có những lý do quan trọng riêng để quyết định mức nắm giữ thanh khoản, tùy thuộc vào cấu trúc vốn và các đặc điểm khác nhau của DN Việc SX, tiêu thụ và vị trí của DN trong nền kinh tế quốc dân cũng quyết định đến TTK của DN đó Vì vậy, tác giả đã tổng hợp thực trạng TTK của các DN theo từng nhóm ngành SX, XD, TM&DV qua bảng kết quả sau
Bảng 4 6: Thực trạng tính thanh khoản của các DNPTCNY bình quân giai
đoạn 2015-2019
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN
Ngành
Chỉ tiêu SX XD TM&DV Bình quân
chung CR 2,57 2,07 3,90 2,76 QR 1,85 1,50 3,34 2,13 CAR 0,41 0,31 1,04 0,54 CCC 119,29 357,04 56,64 176,87 CFR 0,34 0,06 0,65 0,33 CNCC 0,36 0,11 0,67 0,36
Qua bảng số liệu trên cho thấy TTK của các DN nhóm ngành TM&DV là tốt nhất với các hệ số CR, QR, CAR, CFR, CNCC là lớn nhất và hệ số CCC là nhỏ nhất trong 3 nhóm ngành Tài sản của các DN gồm tài sản lưu động và TSCĐ TTK tăng xuất phát từ sự gia tăng của tài sản lưu động Và nếu tổng tài sản không đổi, thì có nghĩa TTK tăng kéo theo là sự sụt giảm của TSCĐ (Šeligová, 2017) Điều này có nghĩa là đối với các DN trong ngành TM&DV, vốn là các DN đầu tư ít vào TSCĐ thì các chi phí khấu hao thấp hơn và mức độ thanh khoản là tốt hơn Các DN dịch vụ không tham gia vào việc sử dụng NVL thô để tạo ra thành phẩm mà chỉ là các DN kết nối giữa người SX và người tiêu dùng cuối cùng hoặc là cung cấp các dịch vụ Do đó, tỷ trọng HTK trong các DN này là rất thấp, các khoản nợ phải thu cũng tồn đọng ít và kéo theo là chỉ tiêu CCC cũng thấp nhất
Các DN thuộc khối ngành XD có TTK là kém nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu CR, QR, CAR, CFR, CNCC thấp nhất và chỉ tiêu CCC lại cao nhất Ngành XD là ngành tạo ra các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội gồm quy hoạch, thiết kế, XD, hoặc sửa chữa, bảo trì, phá dỡ các công trình công cộng hoặc các công trình kỹ thuật dân dụng Hoạt động XD là một hoạt động chuyên biệt, đòi hỏi các kỹ năng và thiết bị riêng XD là một ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới, chiếm một lượng lớn tỷ trọng của Tổng sản phẩm quốc nội và Tổng sản phẩm quốc dân của hầu hết các quốc gia Tầm quan trọng của lĩnh vực XD không chỉ liên quan đến quy mô của nó mà còn liên quan đến vai trò của nó như một chất xúc tác trong tăng trưởng kinh tế Do đó, TTK của ngành XD cũng gặp thách thức khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó bị chậm lại Đồng thời, các DN thuộc nhóm ngành XD là các DN đầu tư vào TSCĐ rất lớn, chi phí NVL cho SX cũng nhiều và giá trị HTK chính là các công trình chưa được nghiệm thu, bàn giao nên giá trị vô cùng lớn Thủ tục giải ngân, nghiệm thu đối với các việc thi công các công trình lớn, các công trình trọng điểm của nhà nước cũng thường phức tạp, kéo dài nên kỳ thu tiền bình quân cao Chính vì vậy, hệ số CCC của các DN XD rất lớn, gấp đôi mức trung bình của toàn thị trường
Các DN SX có mức thanh khoản nằm giữa khối ngành XD và TM&DV Lĩnh vực SX là lĩnh vực có chi phí SX rất cao, và lợi nhuận thấp hơn so với khối ngành dịch vụ Peavler (2011) quan sát thấy hầu hết các DN SX phá sản là do dòng tiền của DN đó gặp vấn đề, khả năng tiếp cận nguồn tiền mặt là khó khăn với chi phí tốn kém Hoạt động SX bao gồm nhiều hoạt động theo chuỗi giá trị, từ những giai đoạn tiền SX như R&D, thông qua SX hoặc lắp ráp, tạo ra các thành phẩm Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong các DN SX và tỷ trọng tài sản cũng nhiều Tuy nhiên, mức độ tồn kho và việc khó khăn trong quá trình thu hồi công nợ của các DN SX không nhiều và phức tạp như đối
với DN XD Với công nợ trung bình từ 30 đến 60 ngày, mức độ tồn kho trong hạn mức cho phép nên hệ số CCC của các DN SX không đến một nửa so với DN XD
Sự khác biệt về TTK của các ngành khác nhau thể hiện rõ hơn qua đồ thị sau: 4 5 4 3 5 3 2 5 2 1 5 1 0 5 0 CR Sản xuất QR Xây dựng CAR TM & DV CFR Bình quân chung CNCC Hình 4 3: Xu hướng biến động TTK của các DN
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN
400 350 300 250 200 150 100 50 0 CCC
Sản xuất Xây dựng TM & DV Bình quân chung
Hình 4 4: Xu hướng biến động CCC của các DN
Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC của các DNPTCNY trên TTCK VN
Nhìn chung, các DN đều có TTK tương đối tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu CR, QR của các DN đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng đảm bảo thanh toán được các khoản nợ đến hạn Tuy nhiên, nếu xét đến khả năng thanh khoản ngay bằng lượng tiền mặt DN hiện nắm giữ thì chỉ có DN TM&DV mới đảm bảo được khả năng này Các DN ngành
SX và XD cần có nhiều biện pháp để giảm CCC xuống và đẩy mạnh thêm việc nắm giữ tiền và các khoản tương đương tiền để KNTT nhanh được tăng thêm và khả năng đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần HĐKD cũng được cải thiện