Tất cả các đối tác có liên quan đều quan tâm đến TTK của một DN Đối với ngân hàng, TTK của DN có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay Khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng luôn chủ trọng đến các chỉ tiêu phản ánh TTK của DN DN sẽ khó tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi, thậm chí là không thể vay được vốn, nếu như các số liệu trên BCTC thể hiện TTK kém Đối với nhà cung cấp, việc quyết định nên áp dụng chính sách tín dụng nào khi bán chịu cho DN được thể hiện qua KNTT các lô hàng trước đó và KNTT tiếp tục các lô hàng sau này Khi DN rơi vào tình trạng TTK kém, không có tiền để trả nợ cho nhà cung cấp thì sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ Khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề thời gian Bởi các nhà cung cấp có thể nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản để thanh lý tài sản trả nợ Người lao động quan tâm đến TTK của DN khi họ muốn biết liệu DN có thể đáp ứng các nghĩa vụ: tiền lương, phụ cấp, thưởng, như đã giao ước trong hợp đồng lao động hay không?
Vai trò của TTK càng quan trọng hơn đối với các cổ đông, hay là các CSH Việc thiếu TTK thường báo trước HQTC của DN thấp và nhiều rủi ro, ít cơ hội Nó không chỉ tác động đến lợi nhuận đầu tư mà còn có thể khiến các CSH mất đi quyền kiểm soát DN hoặc mất vốn đầu tư Nếu loại hình DN là DN tư nhân hoặc CSH là thành viên hợp danh của DN hợp danh, các CSH chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của DN, thì việc thiếu TTK còn đe dọa nghiêm trọng đến các tài sản cá nhân của chính CSH Trong TTCK, một DN có TTK kém, còn được thể hiện qua việc DN gặp khó khăn trong việc bán cổ phiếu, nghĩa là khó huy động vốn từ thị trường tài chính bên ngoài
Vì vậy, một DN nhất định cần phải quan tâm và duy trì TTK ở một mức độ tối ưu (Owalabi và cộng sự, 2011) Một DN không có khả năng đáp ứng các khoản NNH có thể ảnh hưởng đến hoạt động của DN và trong nhiều trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của những DN đó Lượng tiền mặt hoặc tài sản lưu động không đủ có thể khiến một DN bỏ lỡ các ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa tốt Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến chi phí cao hơn của hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN Theo một nghĩa nào đó, khi DN thiếu hụt TTK có nghĩa là DN đó không thể tận dụng được các ưu đãi hoặc đón nhận các cơ hội kinh doanh khi chúng đột ngột xuất hiện (Wang, 2002) TTK là điều kiện tiên quyết để đảm bảo DN
thanh toán các khoản NNH và chính dòng chảy liên tục của nó sẽ đảm bảo một DN kinh doanh có lợi nhuận (Bibi and Amjaad, 2017)
Vì vậy, Shim and Siegel (2000) xác định TTK của DN là KNTT các khoản NNH của DN TTK được xác định bởi sự dễ dàng, chi phí và tốc độ mà tài sản có thể được chuyển đổi sang tiền mặt Tiền mặt là tài sản có tính linh hoạt nhất trong tất cả tài sản của DN Việc quản lý TTK là DN phải lưu trữ đủ tiền mặt và tài sản có TTK cao, đồng thời phải có khả năng kịp thời huy động vốn từ các nguồn khác để kịp thời thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính Một mức thanh khoản tối ưu là mức mà DN đảm bảo đủ để thanh toán được các khoản NNH mà không làm suy giảm lợi nhuận (trích dẫn trong Ismail, 2016)
Eljelly (2004) đã giải thích rằng việc quản lý TTK hiệu quả bao gồm lập kế hoạch và kiểm soát tài sản ngắn hạn (TSNH), NNH theo cách thức giúp các DN loại bỏ rủi ro không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại cũng như tránh đầu tư quá nhiều vào các tài sản này Stickney (1996) đã đưa ra định nghĩa: “KNTT là khả năng một DN thanh toán các khoản nợ hiện tại của mình bằng cách sử dụng tiền mặt tạo ra từ các HĐKD”
Theo tác giả, TTK của DN chính là KNTT các khoản nợ đến hạn một cách đầy đủ, kịp thời, thể hiện qua giá trị các tài sản lỏng mà DN nắm giữ và khả năng chuyển đổi các tài sản này thành tiền Nếu giá trị các tài sản lỏng của DN nắm giữ càng nhiều và khả năng chuyển đổi chúng thành tiền càng dễ dàng, càng thuận tiện thì TTK của DN càng cao và ngược lại Các tài sản lỏng chính là các tài sản có TTK cao, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, ứng trước ngắn hạn và HTK ”