Lý thuyết đánh đổ

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) là một trong các bước phát triển về mặt lý luận của Miller (1984) (trích dẫn trong Umobong, 2015) khi tác động của thuế, các chi phí trung gian và các chi phí phá sản DN được ông xem xét đến khi giải trích sự thay đổi của cấu trúc vốn Lý thuyết này giải thích tại sao các DN lại có hệ số nợ và nguồn vốn (cơ cấu vốn) khác nhau, nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau nhưng vẫn tối đa hóa được lợi ích của DN Cụ thể, khi các DN gia tăng việc sử dụng nợ, thì DN sẽ được hưởng lợi ích từ việc giảm số thuế TNDN phải nộp, hay còn gọi là lá chắn thuế Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ càng gia tăng, thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ tăng, và tăng lớn hơn lợi ích của lá chắn thuế đem lại thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho DN Nghĩa là theo lý thuyết đánh đổi, khi sử dụng nợ vay sẽ tồn tại cả các ưu và nhược điểm Theo đó, khi DN hạn chế sử dụng vay nợ, nghĩa là tăng việc giữ tiền mặt có thể cung cấp một số lợi thế cho DN như: (1) Cung cấp thanh toán ngay cho các chi phí hàng ngày như tiền lương, vật liệu và thuế (2) Do thực tế là dòng tiền trong tương lai không chắc chắn, nên việc giữ tiền mặt đảm bảo cho DN có thể xử lý kịp thời trong các tình huống khẩn cấp (3) Sở hữu tiền mặt đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư có lợi nhuận đòi hỏi thanh toán phải ngay lập tức, không mất đi các chi phí cơ hội do thiếu vốn, đặc biệt là cho các DN khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài Ngoài ra, việc lưu trữ các tài sản có TTK cao làm giảm khả năng phát sinh chi phí tài chính nếu DN hoạt động không tạo ra dòng tiền đủ để đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ bắt buộc Tuy nhiên, việc đầu tư quá nhiều vào các tài sản có TTK cao cũng có những bất lợi vì phát sinh nhiều chi phí Một lượng tiền mặt lớn trên BCTC có thể làm cho các NĐT phải đặt câu hỏi: tại sao các nhà quản trị lại để tồn lượng tiền mặt lớn ở đó mà không đem đi sử dụng? Như vậy có phải DN đã mất đi các cơ hội đầu tư hay là ban quản trị DN quá yếu kém nên đã không thể sử dụng hiệu quả tiền mặt của DN Việc để tiền mặt trong DN quá nhiều đồng nghĩa với việc DN đã bỏ qua nhiều chi phí cơ hội, vì tỷ suất sinh lợi thấp, đặc biệt nếu DN bỏ qua những dự án đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận hơn là việc nắm giữ ở mức tiền mặt này Việc DN quyết định nắm giữ bao nhiêu các tài sản lỏng, mà quan trọng nhất là tiền mặt, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến TTK và HQTC của DN

Pass and Pike (1984) (trích dẫn trong Lamberg and Valming, 2009) cho rằng TTK và HQTC của DN liên quan đến sự biến động của nợ phải trả theo thời gian, đúng như biện giải của lý thuyết đánh đổi Tỷ lệ nợ sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, từ đó ảnh hưởng đến TTK và cuối cùng là tác động đến HQTC Các nhận định chung trong các bài nghiên cứu cũng đều xoay quanh lý thuyết này Hà Đức Hiếu (2014), Umobong (2015), Orshi (2016), Kong và cộng sự (2019), Li và cộng sự (2020), Ismail (2016) đều vận dụng lý thuyết đánh đổi và cho rằng cả hai thuật ngữ “TTK” và “HQTC” gây ra MQH xung đột trong một tổ chức, do các mục tiêu là mâu thuẫn, do đó việc theo đuổi một yếu tố này cũng đồng nghĩa là đánh đổi yếu tố kia (Dash and Ravipati, 2009)

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w