22 Đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp theo tỷ lệ dòng

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

Trong nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch như hiện nay, tiền đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của DN, đó được xem là trung tâm, là mục tiêu của quá trình SXKD Một DN có luồng tiền dự trữ nhiều và khả năng tạo ra tiền lớn thì phản ánh năng lực tài chính của DN đó tốt, đảm bảo vượt qua được khủng hoảng, tạo ra sự an tâm cho các NĐT và các bên liên quan Chính vì vậy, việc đo lường TTK của DN dựa trên tỷ lệ dòng tiền, tức sử dụng số liệu trên BC LCTT, sẽ giúp các nhà quản trị và các NĐT đánh giá chính xác hơn tình trạng thanh khoản của DN

Theo Võ Văn Nhị và cộng sự (2001), Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013), Kirkham (2012), Eyisi and Okpe (2014), Barua and Saha (2015), Phạm Quang Tin và cộng sự (2017), các chỉ tiêu đo lường TTK dựa trên tỷ lệ dòng tiền gồm:

- H số đảm bo thanh toán n t dòng tin thun hot động kinh doanh (Cash flow ratio - CFR)

Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản NNH của DN thông qua dòng tiền thuần từ HĐKD Thông qua đó, đánh giá khả năng tạo tiền từ HĐKD của DN có đủ chi trả nợ hay không Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ càng lớn

CFR = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh NNH bình quân

Trong số các DN có NNH bình quân bằng nhau, NĐT sẽ có nhiều khả năng đầu tư vào DN có tỷ lệ dòng tiền cao hơn Tỷ lệ này phải ít nhất là 0,4, theo đề xuất của Ryu and Jang (2004) Nếu tỷ lệ dòng tiền nhỏ hơn 1, số tiền DN đã tạo ra ít hơn số NNH cần phải thanh toán Điều này có thể báo hiệu một nhu cầu cần thêm vốn Do đó, các NĐT và phân tích thường thích hệ số CFR cao hơn (Sanghani, 2014)

- H số đảm bo thanh toán lãi vay t dòng tin thun hot động kinh doanh

(Cash interest coverage - CIC)

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ HĐKD của DN có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không Hệ số này cho thấy một cách thực tế hơn về tình hình DN có đủ khả năng trả tiền lãi hay không Nếu DN có vốn vay nhiều thì hệ số này tính được có giá trị thấp, ngược lại hệ số sẽ có giá trị cao

CIC = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Tiền lãi vay đã trả Tiền lãi vay đã trả

Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần từ HĐKD không chỉ khác nhau giữa các ngành mà còn giữa các DN trong cùng một ngành Đây là một trong số các chỉ tiêu hữu ích để đánh giá tình trạng thanh khoản của một DN Vì một DN không thể phát triển - và thậm chí không thể tồn tại - trừ khi nó có thể trả lãi cho các chủ nợ của mình Hệ số này bằng 2 (hai) được coi là con số tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một DN có doanh thu ổn định và vững chắc Nếu dưới một (1) cho thấy một DN không thể đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán lãi vay hiện tại và do đó, tình trạng tài chính không tốt

- H số đảm bo nhu cu tin mt cn thiết (Critical needs cash coverage – CNCC)

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động của DN có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay và nợ phải trả hay không Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là dòng tiền của DN được tạo ra có KNTT được lãi vay và nợ phải trả Nếu hệ số >0 và < 1: DN vẫn tạo ra được dòng tiền vào > dòng tiền ra nhưng số tiền đó không đủ để thanh toán nợ đến hạn và tiền lãi vay DN có tình trạng tài chính yếu Và nếu, hệ số này < 0 nghĩa là dòng tiền vào của DN không đủ bù đắp dòng tiền ra của DN, DN không thể trang trải được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, và càng không thể đủ KNTT lãi vay và NNH đến hạn trả Hệ số này càng cao càng tốt

CNCC = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Tiền lãi vay đã trả NNH bình quân + Tiền lãi vay đã trả

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w