Đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp theo tỷ lệ truyền

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 47)

Việc đo lường TTK của DN theo tỷ lệ truyền thống chính là việc tính toán các chỉ tiêu thanh khoản dựa trên số liệu được cung cấp từ Bảng CĐKT và BC KQHĐKD

Tác giả Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010) đưa ra 4 chỉ tiêu đo lường TTK của DN (hay còn gọi là nhóm hệ số KNTT) gồm: (1) Hệ số KNTT hiện thời (CR), (2) Hệ số KNTT nhanh (QR), (3) Hệ số KNTT tức thời (CAR), (4) Hệ số KNTT lãi vay

Tác giả Văn Thị Thái Thu và cộng sự (2015) cũng chỉ ra 4 chỉ tiêu dùng để đo lường TTK của DN, trong đó 3 chỉ tiêu (1), (2), (3) giống của các tác giả Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010), chỉ tiêu thứ tư thay bằng CCC

Theo Demirgünes (2016), Mun and Jang (2015): CR là thước đo TTK tối ưu nhất, nhưng Eljelly (2004) lại cho thấy CCC có tầm quan trọng lớn hơn so với CR khi đo lường TTK Podilchuk (2013) lại sử dụng cả 3 chỉ tiêu: CR, QR và CCC để xem xét tác động của TTK đến lợi nhuận của các DN ở Ukraine, trong khi Thuraisingam (2015) lại chỉ sử dụng CR, QR để đo lường TTK khi xem xét ảnh hưởng của TTK đến lợi nhuận của các DN ở Sri Lankan

Kế thừa nghiên cứu của Văn Thị Thái Thu và cộng sự (2015), Eljelly (2004), Podilchuk (2013), tác giả sẽ sử dụng 4 chỉ tiêu: (1) CR, (2) QR, (3) CAR, (4) CCC để đo lường TTK theo tỷ lệ truyền thống của các DN

Theo các nghiên cứu của Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2010), Văn Thị Thái Thu và cộng sự (2015), Podilchuk (2013), các chỉ tiêu được xác định như sau:

- H s KNTT hin thi (Current Ratio – CR)

Hệ số KNTT hiện thời của DN được định nghĩa là MQH giữa toàn bộ TSNH và NNH của DN, được tính như sau:

Hệ số KNTT hiện thời

(CR) =

Tổng TSNH NNH

CR cho thấy khả năng DN chuyển đổi các TSNH thành tiền để thanh toán các khoản NNH đến hạn trả Vì vậy DN phải huy động các TSNH hiện DN đang có và tiến hành hoán chuyển các TSNH này thành tiền để thanh toán các khoản nợ phải trả

Để có thể đánh giá năng lực thanh toán hiện thời của DN cần dựa vào CR trung bình của các DN trong cùng ngành Bởi giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có CR khác nhau Đồng thời, cũng cần so sánh với CR ở các thời kỳ trước đó của DN

Nếu CR > 1: TSNH của DN đủ khả năng để chi trả NNH CR càng cao thì khả năng DN chi trả các khoản nợ là càng lớn, nguy cơ phá sản của DN thấp, tình trạng tài chính tốt Tuy nhiên nếu CR quá cao cho thấy KNTT dồi dào của DN nhưng lại phản ánh hiệu quả sử dụng vốn thấp do DN đã đầu tư vào TSNH quá nhiều, dẫn đến tình trạng tài chính là không tốt

Nếu CR < 1: KNTT các khoản nợ vay đến hạn phải trả của DN là không tốt do thiếu nguồn lực đảm bảo KNTT từ TSNH Tuy nhiên, việc CR < 1 cũng không hẳn là một vấn đề nghiêm trọng, bởi nếu một DN có triển vọng dài hạn tốt, nó có thể vay mượn những khách hàng tiềm năng để đáp ứng nghĩa vụ hiện tại

Nếu CR tiệm cận đến 0 thì DN rơi vào tình trạng mất KNTT các khoản nợ và có rủi ro bị phá sản

Nhược điểm của hệ số này là phần tử số (TSNH) gồm nhiều khoản mục tài sản, kể cả những khoản mục tài sản khó có thể hoán chuyển thành tiền như các khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, HTK khó tiêu thụ, các khoản thiệt hại chưa xử lý…

- H s KNTT nhanh (Quick Ratio – QR)

Để huy động vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn, trước hết DN phải hoán chuyển các TSNH như HTK thành tiền nhưng có những loại HTK chuyên dùng để dự trữ thường xuyên cho hoạt động kinh doanh có thời gian hoán chuyển thành tiền rất lâu,

ví dụ như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa,…Do đó, bên cạnh việc sử dụng CR, TTK của DN còn được đo bằng QR Chỉ tiêu này sẽ đánh giá chặt chẽ hơn KNTT của DN

Hệ số KNTT nhanh

(QR) =

Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn

NNH

hoc Hệ số KNTT nhanh

(QR) =

TSNH – HTK NNH

Nếu QR có giá trị từ trong khoảng (0,5 – 1), nghĩa là DN có KNTT lạc quan Tuy vậy, để xác định QR của DN là tốt hay không tốt thì đồng thời cần phải xem xét đến hiện trạng hoạt động của DN Nếu QR < 0,5 thì có thể DN đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn để trả nợ, dẫn đến việc DN phải bán nhanh tài sản để trả nợ Nhưng nếu QR quá cao, có nghĩa lượng tiền dư thừa của DN lớn hoặc các khoản phải thu còn tồn đọng nhiều, đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn là không tốt

- H s KNTT tc thi (Cash Ratio – CAR)

CAR cho biết với số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, DN có thể đảm bảo KNTT kịp thời NNH hay không

Hệ số KNTT tức thời

(CAR) =

Tiền và các khoản tương đương tiền NNH

Hệ số này cũng nằm trong khoảng 0,5 đến 1 Tuy nhiên, để xác định hệ số này là tốt hay xấu ở một DN còn cần xem xét đến thực trạng hoạt động của DN Nhưng hệ số này quá nhỏ thì chắc chắn việc thanh toán nợ của DN hiện gặp khó khăn

So với các chỉ số CR, QR thì CAR đòi hỏi tính khắt khe hơn Các khoản phải thu ngắn hạn và HTK không được đưa vào phần tử số do khả năng có thể nhanh chóng chuyển thành tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ đến hạn của hai khoản này là tương đối khó và không chắc chắn Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá KNTT của một số DN trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi HTK không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi

- Chu k chuyn đổi tin mt (Cash Conversion Cycle - CCC)

CCC là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian để DN tiêu thụ HTK, thu hồi các khoản nợ phải thu và thanh toán các khoản nợ phải trả của mình

Nếu CCC càng nhỏ thì VLĐ bị ứ đọng được giảm đáng kể, làm giảm nhu cầu về VLĐ, nâng cao HQHĐ, tăng TTK cho DN Công thức tính CCC cụ thể theo nghiên cứu của Richards and Laughlin (1980) và của Afeef (2011):

CCC = ICP + RCP – PDP Trong đó:

+ ICP (Inventory Conversion Period) - kỳ luân chuyển HTK: phản ánh số ngày của một vòng quay HTK

ICP = Giá trị HTK bình quân / Giá vốn hàng bán trung bình ngày

+ RCP (Receivable Conversion Period) - kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền

RCP = Số dư bình quân nợ phải thu của khách hàng/Doanh thu trung bình ngày + PDP (Payable Deferral Period) - kỳ trả tiền bình quân: phản ánh số ngày DN cần để thanh toán các khoản phải trả của mình

PDP = Số dư bình quân nợ phải trả nhà cung cấp / Giá vốn hàng bán trung bình ngày

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w