31 Lý thuyết ưa thích thanh khoản

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 58)

Lý thuyết ưa thích thanh khoản là một trong những lý luận liên quan đến nhu cầu tiền tệ mà Keynes (1936) (trích dẫn trong Kagunda, 2018) đã nêu ra trong các tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (tên gốc tiếng Anh: The General Theory of Employment, Interest and Money) đã xác định ba động cơ chính của việc nắm giữ tiền mặt gồm: Đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch Động cơ đầu cơ là nhu cầu nắm giữ tiền mặt để có thể tận dụng các cơ hội đầu tư như việc mua hàng giảm giá, hoặc sự biến động tỷ giá khi mua bán xuất nhập khẩu Động cơ giao dịch là nhu cầu thanh toán các hóa đơn, các hoạt động thường ngày của DN như thanh toán tiền lương, các khoản phải trả, thuế, cổ tức,…Động cơ phòng ngừa là vì DN không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong tương lai và do đó, việc giữ một phần tài sản dưới dạng các tài sản lỏng là điều vô cùng cần thiết Các DN có lịch sử dòng tiền biến động nhiều thường mong muốn có TTK cao hơn để đối phó với những bất ổn Ngoài ra, các DN có nhiều NNH cũng luôn cố gắng có mức tài sản lưu động cao hơn vì sự không chắc chắn của việc tái cấp vốn của ngân hàng cho các khoản vay Do đó, một DN luôn cần duy trì TTK tốt để có thể đáp ứng được ba động cơ trên Khi ba động cơ trên đều được thỏa mãn do

TTK tốt thì lợi nhuận của DN sẽ tăng theo (Njoroge, 2015) Khi TTK tốt, DN sẽ tận dụng được các cơ hội đầu tư có KNSL tốt, đảm bảo được uy tín với ngân hàng, với nhà cung cấp, với người lao động và nhà nước,…đồng thời lại có thể phòng ngừa được những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai Từ đó, DN sẽ yên tâm SX và phát triển Hiệu quả tài chính từ đó cũng được tăng lên

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w