Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 57)

Theo kết quả của các nghiên cứu trước, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến HQTC của các DNPTCNY Đó là có thể là các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài DN; cũng có thể là các yếu tố tài chính hoặc phi tài chính,…nhưng chiều tác động đến HQTC lại không thống nhất hoặc có một số nhân tố tác động mạnh đến HQTC trong các nghiên cứu này nhưng không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu khác Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, Luận án chỉ để cập đến một số yếu tố bên trong nổi bật và đo lường được thông qua các chỉ tiêu tài chính, cụ thể như sau:

- Tính thanh khoản của DN: TTK của DN chính là KNTT các khoản nợ đến hạn một cách đầy đủ, kịp thời, thể hiện qua giá trị các tài sản lỏng mà DN nắm giữ và khả năng chuyển đổi các tài sản này thành tiền Nếu giá trị các tài sản lỏng của DN nắm giữ càng nhiều và khả năng chuyển đổi chúng thành tiền càng dễ dàng, càng thuận tiện thì TTK của DN càng cao và ngược lại

Một DN mà các khoản NHH không được thanh toán kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của DN, đồng thời ảnh hưởng đến chính uy tín của DN Việc thiếu tiền mặt, thiếu các tài sản lưu động sẽ khiến DN không tận dụng được các thời cơ, ưu đãi của các nhà cung cấp Theo một nghĩa nào đó, khi DN thiếu hụt TTK có nghĩa là DN đó không thể tận dụng được các ưu đãi hoặc đón nhận các cơ hội kinh doanh khi chúng đột ngột xuất hiện (Wang, 2002) TTK là điều kiện tiên quyết để đảm bảo DN thanh toán các khoản NNH và chính dòng chảy liên tục của nó sẽ đảm bảo một DN kinh doanh có lợi nhuận (Bibi and Amjaad, 2017) Đồng thời, theo Justyna (2013), TTK là then chốt cho sự sống còn của DN vì nó tác động đến doanh thu, tốc độ tăng trưởng và rủi ro của DN Nó cũng giúp DN vừa tận dụng tốt các nguồn lực đương có và tạo ra lợi nhuận mà không có bất kỳ rủi ro nào (Ismail, 2016) Chính vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến tác động của TTK đến HQTC và hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về sự tác động đó Sanghani (2014), Umobong (2015) và Demirgünes (2016) cho rằng có tác động đáng kể và thuận chiều giữa TTK và HQTC của DN, nhưng Eljelly (2004), Bibi and Amjad (2017) lại chứng minh rằng tác động đó là nghịch chiều, trong khi đó Bhunia và cộng sự (2011) lại tìm ra được cả tác động thuận chiều và nghịch chiều của TTK đến HQTC, còn Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy tác động nào của TTK đến HQTC

- Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của DN nhằm tăng ROE hay EPS Đó chính là sự kết hợp giữa các khoản

nợ phải trả và vốn CSH của DN Đòn bẩy tài chính trong các DN có số nợ phải trả lớn hơn Vốn CSH sẽ cao hơn và ngược lại

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong DN sẽ giúp các DN bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, hỗ trợ gia tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc thu nhập trên 1 cổ phần một cách hiệu quả khi được sử dụng đúng cách Đồng thời, đó còn là một lá chắn thuế hữu ích, giúp các DN giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Tuy nhiên, nếu DN không sử dụng công cụ này một cách hiệu quả thì đòn bẩy sẽ trở thành con dao hai lưỡi, gây khủng hoảng tài chính cho hoạt động kinh doanh

Một số nghiên cứu cho rằng, tác động của đòn bẩy tài chính là cùng chiều đến HQTC (Kouser và cộng sự, 2011; Devi and Devi, 2014) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy kết quả tác động đòn bẩy là ngược chiều với HQTC (Dogan, 2013; Phạm Thị Hồng Vân, 2018) Điều này cho thấy, việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng làm tăng HQTC của DN Mà điều đó còn phụ thuộc vào hiện giá của tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng HQTC, tức gia tăng khả năng sinh lời nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro vỡ nợ cho DN

- Ngành kinh doanh: Myers (2001) cho rằng, các DN thuộc các ngành nghề khác nhau có những lý do quan trọng riêng để quyết định mức nắm giữ thanh khoản, tùy thuộc vào cấu trúc vốn và các đặc điểm khác nhau của DN Việc SX, tiêu thụ và vị trí của DN trong nền kinh tế quốc dân cũng quyết định đến TTK của DN đó, từ đó tác động đến HQTC của DN

- Quy mô DN: Quy mô doanh nghiệp là một trong những đặc điểm quan trọng tác động đến HQTC của DN Tuy nhiên, cho đến hiện nay, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ có thể tối đa hóa HQTC vẫn là vấn đề gây tranh cãi về cả lí thuyết và thực nghiệm Nếu quy mô lớn, DN có thể đạt được HQTC tốt nhờ lợi thế kinh tế về quy mô: đi vay với lãi suất thấp hơn, có thể mua nhiều hàng hóa với chiết khấu thương mại tốt hơn, trình độ chuyên môn và mức độ chuyên môn hóa của lao động cao, trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến…đến đến HQTC ngày càng cao Tuy nhiên, nếu quy mô công ty quá lớn, có thể dẫn tham nhũng, hoặc quy trình kiểm soát kém, không chặt chẽ gây tác động ngược chiều đến HQTC Cụ thể, nghiên cứu của Zeitun and Tian (2007), Prasetyantoko and Parmono (2012), Pouraghajan and Malekian (2012), Bibi and Amjad (2017), Eljelly (2004), Bolek and Wili’nski (2011), Đỗ Thị Diên (2021) đều cho kết quả quy mô DN tác động tích cực và đáng kể đến HQTC của DN Ngược lại, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Tzelepis and Skuras (2004), Sharma and Kumar (2011); Ben-Caleb và cộng sự (2013) lại cho thấy, không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô với HQTC của DN

- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng sẽ cho thấy sự phát triển của DN Đó là dấu hiệu cho thấy DN có sự tăng lên về doanh thu qua từng thời kỳ DN nắm càng nhiều tài sản, có càng nhiều lợi nhuận và doanh thu ngày càng tăng trưởng sẽ có khả năng tạo ra HQTC ngày càng tốt hơn

Và khi môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, mỗi DN luôn phải bảo đảm HĐKD của mình ngày càng phát triển để có thể đứng vững trên thị trường Tăng trưởng chính là một trong những điều kiện cơ bản để DN có thể đạt được các mục tiêu của mình trong suốt cuộc HĐSXKD Đó không chỉ là sự tích lũy về vốn, đầu tư cơ sở vật chất để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn là lợi thể để tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư Trong khi đó, nghiên cứu của Zeitun and Tian (2014), Carpentier (2006); Chowdhury and

Chowdhury (2010); Ahmad và cộng sự (2012) cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến HQTC của DN, nhưng Sharma and Kumar (2011); Bagchi and Chakrabarti (2014) lại tìm thấy tác động tiêu cực của tốc độ tăng trưởng đến HQTC, thậm chí Ware (2015); Demirgünes (2016) lại không tìm thấy tác động nào của tốc độ tăng trưởng đến HQTC của DN

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w