Bản chất của hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 50)

Theo các nhà kinh tế học, vào thế kỷ XVIII, nhà kinh tế học người Anh - Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” (Adam Smith, 1997) Samuelson và Nordhaus, nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, trong cuốn kinh tế học ông viết: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người” (Samuelson and Nordhaus, 2011)

Theo từ điển tiếng Việt, hiệu quả được hiểu là “kết quả thực của việc làm mang lại” Còn theo từ điển Anh, Pháp, có sự đa dạng hơn về khái niệm của hiệu quả Hiệu quả được hiểu là: (1) có thể đo được bằng một đại lượng; (2) để đạt được điều gì đó với ý định cụ thể (ví dụ, tạo ra giá trị); (3) kết quả của một hành động; (4) khả năng để hoàn thành hoặc tiềm năng tạo ra kết quả; (5) so sánh kết quả với một số điểm chuẩn hoặc tham chiếu đã chọn; (6) một kết quả đáng ngạc nhiên so với kỳ vọng Theo từ điển kinh tế học của Nguyễn Văn Ngọc (2006), hiệu quả là MQH giữa các nhân tố đầu vào khan hiếm với sản lượng hàng hóa và dịch vụ tạo ra

Xét ở góc độ tổ chức DN, Trần Thị Bích Nhung (2018) đã cho rằng: “Hiệu quả của DN là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong HĐKD nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi của DN” Khái niệm này cũng khá tương đồng với khái niệm về hiệu quả kinh doanh của các tác giả đi trước như: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp

nhất” (Nguyễn Văn Công, 2009, tr 282) hay “Hiệu quả kinh doanh của DN là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực; tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao nhất” (Nguyễn Năng Phúc, 2013, tr 199)

Hiệu quả của một DN có thể được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính Trong đó, đo lường hiệu quả của DN bằng các thước đo tài chính là đo lường hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001) “HQTC là thước đo HQHĐ của nguồn vốn CSH, là công cụ để xác định lợi nhuận của DN và xác định sự gia tăng giá trị tài sản cho CSH, hay nói cách khác HQTC là thước đo sự tối ưu hóa giá trị của DN” (Phạm Thị Kiều Trang, 2017, tr 42)

Theo tác giả, HQTC của DN là một thước đo, phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN về mặt tài chính, tức là khả năng của DN trong việc huy động, quản lý, và sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Một phần của tài liệu Tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w