Theo Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Hạnh Duyên (2016), để đo lường HQTC trong các DN, có thể sử dụng rất nhiều chi tiêu Song thường chia thành hai nhóm chỉ tiêu chính Nhóm thứ nhất là các chỉ tiêu được tính toán từ các số liệu của kế toán, là tỷ suất giữa các kết quả thu được và các yếu tố đầu vào Cụ thể là tỷ suất giữa thu nhập thuần hoặc lợi nhuận ròng trên tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư hoặc vốn CSH Nhóm thứ hai là các chỉ tiêu được tính toán dựa trên giá trị thị trường
Theo Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), các chỉ tiêu đo lường HQTC gồm 2 nhóm là nhóm các chỉ tiêu cổ điển và nhóm các chỉ tiêu hiện đại, thể hiện qua sơ đồ sau:
HIỆU QUẢ TÀI Nhóm chỉ tiêu tài chính cổ điển
- Chỉ tiêu phản ánh HQHĐ của tài sản: số lần luân chuyển tài sản, số lần luân chuyển TSNH, số lần luân chuyển tài sản dài hạn, số vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình quân,…
- Chỉ tiêu phản ánh KNTT: hệ số KNTT NNH, hệ số KNTT nhanh, hệ số KNTT hiện thời,…
- Chỉ tiêu đánh giá vốn: số vòng quay của vốn CSH, sức hao phí của vốn CSH so với doanh thu thuần, sức hao phí của vốn chủ so với lợi nhuận sau thuế,
CHÍNH Nhóm chỉ tiêu tài chính hiện đại
- Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) - Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) - Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) - Giá trị thị trường gia tăng (MVA) - Giá trị thị trường Tobin’Q
Hình 2 1: Các chỉ tiêu đo lường HQTC của DN
Nguồn:Nguyễn Thị Thanh Hải (2013)
Trong nghiên cứu của mình, Santos and Brito (2012) đã đưa ra mô hình các thước đo HQTC trên 3 khía cạnh: HQTC, mức tăng trưởng và giá trị thị trường
- ROA
HQTC - ROS
- ROE - ROI
- Mức tăng trưởng của tài sản
HQTC Mức tăng
trưởng
Giá trị thị trường
- Mức tăng trưởng của doanh thu thuần - Mức tăng trưởng của vốn đầu tư - Tobin’Q
- EPS - DPS
Hình 2 2: Các khía cạnh đo lường HQTC của DN
Xây dựng các thước đo HQTC chính xác là điều vô cùng quan trọng Sự chính xác này ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả nghiên cứu định lượng và có thể che dấu đi MQH thực sự nếu kết quả sai lệch (Santos and Brito, 2012) Nhiều nghiên cứu đo lường HQTC với một thước đo duy nhất Điều này chỉ phản ánh được một góc nhìn về HQTC của DN, mà chưa thể cung cấp được bức tranh tổng thể và chính xác về kết quả hoạt động của DN Các nhà nghiên cứu nên sử dụng nhiều thước đo HQTC với một mẫu nghiên cứu phù hợp thì sẽ có sự đánh giá và lựa chọn tốt hơn Ray và cộng sự (2004) càng nhấn mạnh điều này trong nghiên cứu của mình Họ đề xuất các DN nên sử dụng tổng hợp các chỉ số đo lường Bởi ROA hay ROE, ROI, ROS là các chỉ tiêu được tính toán dựa trên giá trị sổ sách Đó là cách nhìn về quá khứ và đánh giá HQTC trong ngắn hạn của DN Các chỉ tiêu này thể hiện giá trị lợi nhuận trong kỳ kế toán cũ Còn các chỉ tiêu giá trị thị trường lại đánh giá được HQTC của DN trong tương lai thông qua giá trị thị trường của cổ phiếu Vì vậy, sau khi tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đã gộp lại và chia các chỉ tiêu đo lường HQTC của DN thành hai loại chính:
i) Các hệ số giá trị sổ sách ii) Các hệ số giá trị thị trường
i Các hệ số giá trị sổ sách
Các hệ số giá trị sổ sách được dùng nhiều nhất bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức - DY (Ming and Gee, 2008; Ongore, 2011), hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI (Ali and Saeed, 2011) Nhìn chung, ROA, ROE, ROS là ba hệ số lợi nhuận được sử dụng phổ biến nhất
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) =
Lợi nhuận Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa của chỉ tiêu này thể hiện 1 đơn vị tài sản sử dụng cho HĐKD đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lời của tài sản càng cao, HQTC càng lớn và ngược lại
Chỉ tiêu ROA bao gồm tất cả các loại tài sản của DN, cả những tài sản do chính nguồn lực của DN tạo ra từ các khoản đóng góp của các NĐT và gồm cả những tài sản do nguồn lực từ các khoản nợ đem lại Vì vậy, chỉ tiêu ROA sẽ cho thấy sự hiệu quả của DN trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn CSH (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH
(ROE) =
Lợi nhuận Vốn CSH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn CSH đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn, sức sinh lời của vốn CSH càng cao, HQTC càng cao và ngược lại Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản và trình độ quản trị nguồn vốn của DN
Nếu hệ số này thấp hơn mức lãi suất phổ thông thì các cổ đông sẽ không có động lực để đầu tư vào DN vì nó phản ánh HQTC của DN thấp ROE cũng được các NĐT trên TTCK sử dụng nhằm tìm ra DN có tốc độ tăng trưởng vốn CSH của cổ đông nhanh hơn Khi đó giá cổ phiếu sẽ được đánh giá tốt hơn
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(ROS) =
Lợi nhuận
Doanh thu thuần trong kỳ
Ý nghĩa của chỉ tiêu này thể hiện: khi thực hiện một đồng doanh thu, DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
Các chỉ tiêu ROA, ROE và ROS là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về kết quả của hoạt động SXKD hiện tại và lợi nhuận trong các kỳ kế toán trước mà DN đã đạt được Vì thế, nhóm các chỉ tiêu này là cách các nhà quản lý đánh giá quá khứ hoặc khả năng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn của DN (Hu and Izumida, 2008) Tùy theo mục đích nghiên cứu, chỉ tiêu “lợi nhuận” có thể lấy một trong các loại sau: lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Hu and Izumida, 2008; Tongkong, 2012); lợi nhuận trước thuế (Sheikh và cộng sự, 2013) hoặc lợi nhuận sau thuế (Nguyễn Văn Công, 2010; Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
ii Hệ số giá trị thị trường
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hệ số Tobin’Q, MBVR, P/E, EPS là một trong các công cụ đánh giá hiệu quả về HQTC của DN
- Hệ số giá trị thị trường (Tobin’Q)
Hệ số
Tobin’Q =
Tổng giá trị thị trường của vốn CSH + Giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả
Chỉ tiêu Tobin’Q cho biết nếu một DN được thị trường đánh giá hơn giá trị vật chất của nó thì có nghĩa là DN đó có triển vọng phát triển
Khi Tobin’Q > 1, DN sẽ tăng cường đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng, còn nếu Tobin’Q < 1 thì DN sẽ bán bớt tài sản vật chất hoặc giảm đầu tư xuống thấp
- Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E)
Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu
(P/E) =
Giá trị thị trường một cổ phiếu Thu nhập một cổ phiếu
Chỉ số này phản ánh MQH giữa giá trị thị trường với thu nhập của một cổ phiếu Khi trị số P/E thấp có thể do giá trị thị trường của cổ phiếu đó thấp hoặc do thu nhập của cổ phiếu đó cao, và ngược lại Tuy nhiên, giá trị thị trường của một DN thấp hay cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể do DN kinh doanh kém hiệu quả hoặc do sự thiếu hụt thông tin trên thị trường nên thị trường định giá DN đó thấp Vì vậy, khi phân tích chỉ số P/E thì cần xem xét sự biến động qua nhiều năm và so sánh với các DN trong cùng ngành nghề để có kết luận chính xác nhất
- Hệ số MBVR
Chỉ số MBVR được sử dụng để so sánh vốn CSH theo giá trị thị trường và giá trị sổ sách kế toán Thể hiện sự kỳ vọng của thị trường đối với hiệu quả sử dụng vốn CSH của DN
MBVR = Giá trị thị trường của vốn CSH Giá trị sổ sách của vốn CSH
- Hệ số EPS
Hệ số EPS thể hiện phần lợi nhuận mà DN phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường
EPS = Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông
Tóm lại, HQTC của các DN cổ phần sẽ được đánh giá tốt nhất thông qua sự kết hợp hai nhóm hệ số Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của các chỉ tiêu này có thể đưa ra những đánh giá hữu ích về HQTC trong quá khứ cũng như tăng trưởng trong tương lai của DN