Địa chỉ các bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có thể xây dựng theo dạy học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 46 - 54)

7. Cấu trúc

2.2. Địa chỉ các bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có thể xây dựng theo dạy học

dạy học dự án

Chúng tôi xin đề xuất một số nội dung trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có thể tiến hành DHTDA. Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung để xây dựng những dự án phù hợp.

Bảng 2.1. Địa chỉ các bài trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có thể xây dựng theo dạy học dự án

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

Bài 3: Vệ sinh hô hấp Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp Bài 5: Bệnh lao phổi Dự án này tập trung tìm hiểu về vấn đề hô hấp ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại, cách phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết: + Lợi ích của việc tập thở buổi sáng. + Kể tên một số bệnh về đường hô hấp. + Kể tên những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh đường hô hấp. + Nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh bệnh về đường hô hấp, bệnh lao phổi.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát phát hiện bệnh về đường hô hấp, bệnh lao phổi; kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh về đường hô hấp và bệnh lao phổi ở địa phương.

+ Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức phòng tránh bệnh về đường hô hấp, bệnh lao phổi.

+ Có ý thức giữ sạch sẽ tai, mũi, họng. Bài 6: Máu và cơ

quan tuần hoàn Bài 7: Hoạt động tuần hoàn

Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn

Dự án này tập trung tìm hiểu về máu, cơ quan tuần hoàn, hoạt động của tim; biết một số cách để bảo vệ tim khỏe mạnh.

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết: + Nêu được cấu tạo sơ lược của máu, nhiệm vụ của máu đối với cuộc sống con người.

+ Nêu được nhiệm vụ của cơ quan tuần hoàn.

+ Biết nghe nhịp đập của tim, đếm nhịp đập của mạch; chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Hiểu và biết được mức độ làm việc của tim; biết và thực hiện được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tim mạch.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát phát hiện bệnh về tim, kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh về đường tim mạch.

+ Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

+ Có ý thức phòng tránh bệnh tim. + Có ý thức làm những việc vừa sức với bản thân để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu Bài 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

Dự án này tập trung tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu; biết được vai trò, chức năng của các bộ phận đó; biết được một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết: + Kể tên được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu được chức năng của các bộ phận đó.

+ Nêu được vai trò của hoạt động bài tiết nước tiểu đối với cơ thể.

+ Biết được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Kể tên một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát và kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề đến phòng tránh bệnh về các bệnh liên quan đến hoạt động bài tiết nước tiểu. + Phát triển kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bài 12: Cơ quan thần kinh

Bài 13: Hoạt động thần kinh

Bài 14: Hoạt động thần kinh (tiếp theo)

Dự án này tập trung tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan thần kinh; vai trò của não; biết một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh.

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết: + Nêu được vị trí, vai trò của các bộ phận của cơ quan thần kinh.

+ Nêu được vai trò của tủy sống và cách phản xạ của cơ thể trong cuộc sống hàng ngày.

+ Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống, giải thích được một số phản xạ, thực hành phản xạ cơ bản.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

+ Biết cần phải giữ vệ sinh thần kinh, biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh. Kể được những việc nên làm, những thức ăn đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh; những việc cần tránh, những đồ ăn uống độc hại cho cơ quan thần kinh.

- Về kĩ năng:

+ Lập được thời gian biểu hàng ngày hợp lí.

+ Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến phòng tránh bệnh thần kinh.

+ Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.

+ Có ý thức giữ gìn cơ thể trong các hoạt động.

+ Có ý thức giữ gìn não và các giác quan.

+ Có ý thức học tập, làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.

+ Có ý thức thực hiện thời gian biểu. Bài 24: Một số hoạt động ở trường Bài 25: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo) Dự án này tập trung tìm hiểu về các môn học và các hoạt động ở trường (chính khóa và ngoại khóa).

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết: + Kể tên được các môn học ở trường. + Nêu được các hoạt động học tập chính trong các giờ học của những môn học đó.

+ Kể tên được một số hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường, biết được ý nghĩa của các hoạt động trên.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến các hoạt động ở trường. + Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có thái độ đúng đắn trong học tập. + Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở trường. Bài 27-28: Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống Dự án này tập trung tìm hiểu các kiến thức liên quan đến thành phố nơi HS đang sống.

Về kiến thức: Sau dự án, HS biết:

+ Biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của thành phố nơi mình đang sống; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó.

+ Kể được tên, địa điểm các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế nơi mình đang sống.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến thành phố nơi mình đang sống.

+ Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Gắn bó, yêu mến, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan cuộc sống quanh mình. Bài 36: Vệ sinh môi

trường

Dự án này tập trung tìm hiểu về thực trạng

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án HS biết:

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

Bài 37: Vệ sinh môi trường (tiếp theo) Bài 38: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

môi trường sống xung quanh con người.

+ Đặc điểm môi trường bị ô nhiễm. + Tác hại của rác thải.

+ Tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh

+ Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát để phát hiện ra môi trường sống bị ô nhiễm, cách xử lí nước thải hợp vệ sinh; kĩ năng phân tích sơ đồ, bản đồ trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến môi trường sống ở địa phương.

+ Kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm môi trường để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Bài 40: Thực vật

Bài 41: Thân cây Bài 42: Thân cây (tiếp theo)

Bài 43: Rễ cây Bài 44: Rễ cây (tiếp theo)

Bài 45: Lá cây Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây Bài 47: Hoa Bài 48: Quả Dự án này tập trung tìm hiểu về thế giới thực vật xung quanh con người. Từ dự án này, GV có thể chia thành các dự án nhỏ như: Tìm hiểu về thân cây, DA Khả năng kì diệu của lá cây, DA Thế giới kì diệu của các loài hoa, DA Thế giới kì diệu của các loại quả…

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án HS biết:

+ Điểm giống nhau và khác nhau của các loại cây

+ Các bộ phận thường có của một cây. + Thân cây (cách mọc, cấu tạo, chức năng, ích lợi…)

+ Rễ cây (cách mọc, cấu tạo, chức năng, ích lợi…)

+ Lá cây (các bộ phận của một lá cây, chức năng, ích lợi…)

+ Hoa (màu sắc, mùi hương, các bộ phận của một bông hoa, chức năng, ích lợi…)

+ Quả (màu sắc, hình dạng, mùi vị, kích thước, các bộ phận của quả, ích lợi…)

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát để phát hiện ra các bộ phận thường có của một cây.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về thế giới thực vật xung quanh con người.

+ Kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá và đánh giá người khác. - Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức và hành vi đúng, biết bảo vệ cây để giữ gìn môi trường trong sạch góp phàn nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 51: Tôm, cua Bài 52: Cá Bài 53: Chim Bài 54: Thú Bài 55: Thú (tiếp theo) Dự án này tập trung tìm hiểu về thế giới động vật xung quanh con người. Từ dự án này, GV có thể xây dựng các dự án nhỏ như: DA Tìm hiểu thế giới côn trùng; DA Tìm hiểu về tôm, cua; DA Tìm hiểu về loài cá; DA Tìm hiểu thế giới loài chim; DA Tìm hiểu về loài thú…

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án HS biết:

+ Điểm giống nhau và khác nhau của các loài động vật.

+ Các bộ phận bên ngoài của cơ thể động vật.

+ Một số đặc điểm chung của côn trùng. Kể tên được một số côn trùng có ích, có hại đối với con người. Nêu được một số cách diệt côn trùng có hại, bảo vệ côn trùng có ích.

+ Nêu được các bộ phận chính của cơ thể tôm, cua. Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm và cua. Nơi sống và ích lợi của tôm, cua. + Thấy được sự phong phú và đa dạng của các loài cá. Nêu tên được các bộ phận bên ngoài của cơ thể cá. Nêu được ích lợi của cá.

+ Nhận biết sự phong phú và đa dạng của các loài chim. Nêu tên được các bộ phận bên ngoài của cơ thể chim. Nêu được ích lợi của chim.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

ngoài của các loài thú. Một số điểm giống nhau và khác nhau của các loài thú. Ích lợi của các loài thú. Nơi sống của các loài thú.

+ Nêu được một số biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát để phát hiện ra điểm giống nhau và khác nhau của các loài động vật; các bộ phận bên ngoài của con vật.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về thế giới động vật xung quanh con người.

+ Kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá và đánh giá người khác. - Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức và hành vi đúng, biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật.

Bài 59: Trái Đất- Quả địa cầu

Bài 60: Sự chuyển động của Trái Đất Bài 61: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời Dự án này tập trung tìm hiểu về Trái Đất xung quanh chúng ta.

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án HS biết:

+ Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian: rất lớn và có hình cầu. Biết quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cấu tạo của quả địa cầu.

+ Nhận biết được hướng chuyển động của Trái Đất là quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong không gian. + Có những hiểu biết ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích tài liệu.

Các bài có thể xây

dựng thành DA Tóm tắt DA Mục tiêu của DA

viết và trình bày báo cáo những hiểu biết về Trái Đất.

+ Kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá và đánh giá người khác. - Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Biết và có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)