7. Cấu trúc
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TNSP với đối tượng là học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Ông Ích Khiêm, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và trường Tiểu học Hòa Sơn 2 huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Các lớp chọn làm thực nghiệm và đối chứng có sĩ số và học lực tương đương. Qua điều tra Bảng đánh giá kết quả học tập của học kì I (năm học 2018-2019), chúng tôi thấy chất lượng các lớp như sau:
Bảng 3.1. Sĩ số và chất lượng học tập các lớp TN và ĐC
Trường Lớp
Tổng số HS
Chất lượng học tập môn TNXH HKI Hoàn thành
tốt Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm quận
Hải Châu TN: 3/2 ĐC: 3/3 40 40 11 (27,5%) 10 (25%) 27 (67,5%) 28 (70%) 2 (5%) 2 (5%) TN: 3/1 ĐC: 3/4 42 42 15 (35,7%) 15 (35,7%) 26 (61,9%) 27 (64,3%) 1 (2,4%) 0 Trường Tiểu học Hòa Sơn 2 huyện
Hòa Vang TN: 3/1 ĐC: 3/2 38 8 (21,1%) 29(76,3%) 1(2,6%) 38 8(21,1%) 30(78,9%) 0 TN: 3/3 ĐC: ¾ 37 6(16,2%) 30(81,1%) 1(2,7%) 37 6(16,2%) 31(83,8%) 0 3.4. Phương pháp thực nghiệm
Trước khi TNSP, chúng tôi đã làm việc với Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm các lớp thực nghiệm về kế hoạch TNSP, đồng thời tiến hành tập huấn cho các GV dạy thực nghiệm. Nội dung tập huấn gồm có: mục đích nghiên cứu của TNSP, phương
pháp DHTDA, kế hoạch dạy học các dự án trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, phương án đánh giá trong DHTDA và sử dụng bộ công cụ đánh giá, chuẩn bị các tài liệu, đồ dùng học tập: giấy bút, máy vi tính,… Sau đó, thống nhất với GV cộng tác ở các lớp thực nghiệm về phương pháp thực nghiệm.
3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh
a. Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực học sinh
Để ĐG năng lực học sinh, dựa vào mục tiêu dạy học và đặc điểm riêng của mỗi DA, GV xây dựng các tiêu chí ĐG về quá trình thực hiện và sản phẩm DA của HS. Từ các tiêu chí này, GV soạn thảo bộ công cụ ĐG năng lực học sinh, gồm: phiếu quan sát (công cụ ĐG của GV) và các phiếu ĐG (công cụ ĐG của GV/ HS) và phiếu tự ĐG. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xây dựng các tiêu chí ĐG về năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn, năng lực GQVĐ của HS trong quá trình học tập các DA môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Bảng 3.2. Các tiêu chí ĐG năng lực HS trong phiếu quan sát của GV (phiếu1)
Stt Nội dung phiếu
quan sát Tiêu chí ĐG năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 1 Phát hiện vấn đề Phát hiện được vấn đề xây dựng thành DA x x
2 Ý tưởng DA Đưa ra được ý tưởng để xây dựng DA x x
3 Chủ đề DA Xác định được chủ đề DA x x
4 Mục tiêu DA Xác định được mục tiêu DA x x
5 Đề xuất giải pháp
Đề xuất được các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong DA
x x
6 Kế hoạch DA Xây dựng được kế hoạch để thực hiện DA x x 7 Thực hiện DA Thực hiện được kế hoạch DA:
- Tự thu thập và xử lí thông tin qua nghiên cứu tài liệu
- Làm việc nhóm, cùng thực hiện DA đúng thời hạn.
- Các thành viên lắng nghe ý kiến, tích cực tham gia công việc của nhóm.
x x
8 Báo cáo sản phẩm
- Người báo cáo trình bày tự tin, mạch lạc. - Trình bày đầy đủ nội dung
- Trả lời các câu hỏi chất vấn của nhóm khác(nếu có)
- Nêu câu hỏi chất vấn các nhóm khác
x x
9 Đánh giá DA Đánh giá DA:
Thái độ ĐG đồng đẳng, ĐG hợp tác và tự ĐG nghiêm túc.
x x
Bảng 3.3. Các tiêu chí ĐG năng lực HS trong phiếu ĐG của GV/ HS (phiếu2)
Stt Nội dung phiếu
quan sát Tiêu chí ĐG năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 1 Mức độ nắm kiến thức
Nắm vững các kiến thức liên quan đến DA
x x
2 Kết quả của việc liên hệ thực tế Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn x x 3 Đề xuất biện pháp
Đề xuất được các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong DA
x x
4 Thái độ thực hiện nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, tích cực.
x x
5 Độ chính xác, khoa học của thông tin
Thông tin đưa ra chính xác, khoa học.
x x
6 Cách trình bày Trình bày tự tin, mạch lạc, rõ ràng.
x x
Bảng 3.4. Các tiêu chí ĐG năng lực HS trong phiếu ĐG đồng đẳng (phiếu3)
Stt Nội dung phiếu quan sát Tiêu chí ĐG năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 1 Kiến thức
Tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu phục vụ học tập. x x Tích cực đóng góp ý kiến trong thực hiện DA. x x Thường xuyên vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
x x
2 Kĩ năng
Thành thạo các kĩ năng phân tích, quan sát, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho dự án
x x
Hoàn thành tốt công việc được nhóm phân công x x Tham gia ĐG đồng đẳng, ĐG hợp tác và tự ĐG đúng yêu cầu GV đề ra. x x
Stt Nội dung phiếu quan sát Tiêu chí ĐG năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 3 Thái độ Chấp hành đầy đủ nhiệm vụ được phân công; có tinh thần, trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao
x x
Ý thức kỉ luật tốt khi thực hiện dự án
x x
Tinh thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè trong nhóm tốt
x x
Bảng 3.5. Các tiêu chí ĐG năng lực HS trong phiếu tự ĐG (phiếu4)
Stt Nội dung phiếu quan sát Tiêu chí ĐG năng lực Vận dụng kiến thức Giải quyết vấn đề 1 Kiến thức
Những kiến thức đã được học sau DA. x x
Có nhiều ý tưởng, đề xuất được nhiều biện pháp trong DA.
x x
2 Kĩ năng
Những kĩ năng đã được học sau DA. x x
Giải quyết được các khó khăn trong quá trình thực hiện DA.
x x
3 Thái độ Có hứng thú với DA. x x
Tích cực tìm tòi, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho DA.
x x
Tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
x Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
trong công việc.
x Tham gia đóng góp ý kiến khi thực
hiện DA.
x x
Quan tâm, giúp đỡ bạn bè. x
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác. x
Hoàn thành đúng thời hạn nhiệm vụ nhóm phân công.
x x
b. Thiết kế bộ công cụ ĐG năng lực HS
Để đánh giá năng lực của HS, dựa trên các tiêu chí đã xây dựng ở mục a, chúng tôi đã soạn thảo bộ công cụ ĐG của GV và HS, gồm: phiếu quan sát (phiếu 1) (công cụ ĐG của GV), phiếu ĐG sản phẩm (phiếu 2) (công cụ ĐG của GV và HS các nhóm khác), phiếu ĐG đồng đẳng (phiếu 3) (ĐG giữa các HS trong nhóm) và phiếu tự ĐG của HS (phiếu 4).
* Phiếu quan sát (phiếu1): là phiếu được GV sử dụng để đánh giá năng lực HS trong các hoạt động DA trong và ngoài lớp học, suốt quá trình DA (phụ lục 3a). Phiếu này được thiết kế trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng trong bảng 3.2.
* Phiếu đánh giá SP (phiếu 2): gồm: ĐG mức độ nắm kiến thức, ĐG kết quả liên hệ thực tế, ĐG việc đề xuất biện pháp, ĐG thái độ thực hiện nhiệm vụ, ĐG độ chính xác, khoa học của thông tin, ĐG cách trình bày sản phẩm DA (phụ lục 3b). Trong phiếu ĐG đều gồm các tiêu chí phù hợp các tiêu chí ĐG năng lực HS được xây dựng trong bảng 3.3.
* Phiếu đánh giá đồng đẳng (phiếu 3): là phiếu ĐG giữa các thành viên trong nhóm, gồm: ĐG về thái độ, về công việc của mỗi thành viên trong nhóm (phụ lục 3c). Các tiêu chí phù hợp các tiêu chí ĐG năng lực HS được xây dựng trong bảng 3.4.
* Phiếu tự đánh giá (phiếu 4): là phiếu mỗi cá nhân tham gia DA tự ĐG (phụ lục 3d). Các tiêu chí được xây dựng phù hợp các tiêu chí ĐG năng lực HS trong bảng 3.5.
3.5.2. Các hình thức ĐG năng lực và cách tính điểm ĐG năng lực HS
Căn cứ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xây dựng phương án ĐG cho lĩnh vực năng lực HS như sau: ĐG của GV, ĐG hợp tác, ĐG đồng đẳng và Tự ĐG. Tổng hợp các đánh giá trên là kết quả đánh giá.
a. Các hình thức đánh giá năng lực HS
* Đánh giá của GV: là cách thức đánh giá do GV sử dụng các phiếu quan sát, phiếu đánh giá để ĐG năng lực HS các nhóm (phụ lục 3a,b). Căn cứ để ĐG là GV trực tiếp quan sát hoạt động của HS trong các nhóm, sản phẩm và buổi giới thiệu, trình bày sản phẩm. Cách thức ĐG này dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng .
* ĐG hợp tác: là cách thức ĐG do các nhóm ĐG lẫn nhau bằng việc sử dụng các phiếu đánh giá để ĐG sản phẩm, bài trình bày và buổi báo cáo, trình bày trong đó thể hiện năng lực HS (phụ lục 3b). Cách thức đánh giá này tiến hành vào buổi báo cáo, giới thiệu sản phẩm. Cách thức ĐG này dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng.
* ĐG đồng đẳng (ĐG giữa các thành viên trong nhóm): là cách thức ĐG do HS trong cùng một nhóm ĐG lẫn nhau (phụ lục 3c). ĐG đồng đẳng được thực hiện vào thời gian sau khi các nhóm đã báo cáo, trình bày sản phẩm. Cách thức ĐG này dựa vào các tiêu chí đánh giá đã xây dựng.
* HS tự đánh giá: là cách thức ĐG do HS tự ĐG kiến thức, kĩ năng và thái độ của bản thân sau DA và thực hiện sau buổi báo cáo, giới thiệu sản phẩm (phụ lục 3d).
+ Điểm ĐG của GV cho nhóm: Đ1 = 𝑃1+𝑃2
2 ; P1 là điểm trên phiếu 1 (do GV chấm), P2 là điểm trên phiếu 2 (do GV chấm).
+ Điểm trung bình của nhóm do các nhóm khác ĐG: Đ2 = 𝑃21+𝑃22+⋯+𝑃2𝑛
𝑛 ; n là số phiếu đánh giá trên phiếu 2 của các nhóm, P21, P22…là các phiếu ĐG trên phiếu 2 của các nhóm.
+ Điểm trung bình nhóm: ĐTBN = (Đ1 x 2+ Đ2)/3 (điểm ĐG của GV nhân với hệ số 2 để đảm bảo độ tin cậy hơn).
+ Tổng điểm nhóm: ĐTĐN = ĐTBN x số thành viên trong nhóm. + Điểm trung bình thành viên (ĐG đồng đẳng): ĐTBTV = ∑ 𝑃3𝑖
𝑛 𝑖−1
𝑛 ; n là số phiếu của các thành viên trong nhóm, P3i là phiếu ĐG của thành viên thứ i chấm trên phiếu 3.
+ Điểm thành viên: ĐTV = H x ĐTĐN; H là hệ số = điểm trung bình thành viên (ĐG đồng đẳng)/ tổng điểm trung bình của tất cả các thành viên trong nhóm.
+ Điểm tổng kết (cho cá nhân tham gia DA) : ĐTK = (ĐTV x 2 + ĐTĐG)/3; ĐTV là điểm thành viên, ĐTĐG là điểm cá nhân tự đánh giá.
Các phiếu đánh giá được chấm điểm theo thang điểm 100.
Các mức độ năng lực HS đạt được sau ĐG: Năng lực HS được ĐG theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng tương ứng với các mức điểm như sau:
+ Mức Tốt: HS đạt được mức điểm từ 90 đến 100 điểm. + Mức Đạt: HS đạt được mức điểm từ 50 đến dưới 90 điểm. + Mức Cần cố gắng: HS đạt được mức điểm dưới 50 điểm.
3.5.3. Căn cứ để đánh giá
+ Căn cứ vào quan sát trực tiếp quá trình HS thực hiện DA, báo cáo sản phẩm ở lớp thực nghiệm.
+ Căn cứ vào các mức độ đạt được trong các phiếu quan sát, các phiếu đánh giá lớp thực nghiệm.
+ Căn cứ kết quả bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm.
3.5.4. Phương án đánh giá
1) Đánh giá kết quả các tiến trình DHTDA.
2) Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm: Các kết quả cho phép đánh giá chất lượng, hiệu quả dạy học cũng như tính khả thi của quy trình DHTDA.
3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.6.1. Các giáo viên dạy thực nghiệm
1. Đoàn Thị Huyền – GVCN lớp 3/2 Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm – GV làm đề tài
3. Đặng Thị Hoa- GV trường Tiểu học Hòa Sơn 2
3.6.2. Các tiến trình dạy học theo dự án sử dụng trong thực nghiệm sư phạm
1. Dự án: Thế giới kì diệu của các loài hoa 2. Dự án: Tìm hiểu thế giới loài thú
Trước khi TNSP, chúng tôi gửi kế hoạch thực nghiệm và các quy trình dạy học nói trên cho các GV dạy thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm đã chọn.
3.6.3. Lịch dạy học theo dự án ở các lớp thực nghiệm
Bảng 3.6. Bảng phân công GV dạy các lớp thực nghiệm
Thời điểm thực nghiệm
Lớp thực
nghiệm Trường Tên dự án GV dạy
Tháng 2/2019
3/1 Tiểu học Ông
Ích Khiêm Thế giới kì diệu của các loài hoa Thủy Thị Mai Lý 3/1 Trường Tiểu học Hòa Sơn 2 Đặng Thị Hoa Tháng 3/2019 3/2 Tiểu học Ông Ích Khiêm Tìm hiểu thế giới loài thú Đoàn Thị Huyền 3/3 Trường Tiểu học Hòa Sơn 2
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành TNSP 2 vòng (vòng 1 tại trường Tiểu học Hòa Sơn 2 huyện Hòa Vang và vòng 2 tại trường Tiểu học Ông Ích Khiêm quận Hải Châu). Qua TNSP, chúng tôi nhận thấy kết quả TN 2 vòng tương đương nhau nên chúng tôi tiến hành đánh giá và phân tích kết quả TNSP tại vòng 2.
3.7.1. Đánh giá định tính
Qua các quy trình DHTDA đã thực hiện cho thấy:
* Những ưu điểm:
Các quy trình DHTDA đã thiết kế và được sử dụng trong TNSP đã đạt được mục tiêu dạy học. Cụ thể:
Về kiến thức, sau khi thực hiện dự án HS đã học được các kiến thức như: Sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loại hoa; Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa; Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống; Cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu; Các biện pháp bảo vệ cây cối… (trong dự án “Thế giới kì diệu của các loài hoa”) và Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú; Nêu được ích lợi của thú; Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ thú; …(trong dự án “ Tìm hiểu thế giới loài thú”). Điều này đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ dạy học các kiến thức cần đạt cho học sinh tiểu học.
Về kĩ năng: thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học và kiến thức thu thập được trong việc xây dựng các bài báo cáo, trình bày; nêu được các vấn
đề cần nghiên cứu, giải quyết trong từng DA; nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường sống xung quanh... qua đó hình thành và phát triển ở HS các năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, HS còn được rèn luyện các kĩ năng và thói quen thực hành, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, làm việc nhóm, trình bày,...
Về thái độ, HS có hứng thú với các hoạt động DHTDA; tích cực, kiên trì nghiên cứu; hợp tác, tương trợ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến người khác.
Các quy trình DHTDA đã thiết kế là khả thi, thể hiện được tính đặc thù của DHTDA trong môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học. Các sản phẩm DA do HS tự làm thể hiện khả năng của HS về nhiều mặt: kiến thức, kĩ năng, tư duy,... đồng thời cũng thể hiện các quy trình DHTDA đã thiết kế phù hợp trình độ HS, phù hợp điều kiện thực tế nơi HS đang học,... rất có ý nghĩa trong việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện DA, HS được GV cung cấp các tài liệu hỗ trợ như: tài liệu học theo DA, bộ công cụ đánh giá, bảng câu hỏi hướng dẫn học sinh,... đã hỗ trợ thường xuyên và kịp thời các hoạt động DA.
* Những hạn chế: Qua TNSP, chúng tôi thấy còn một số khó khăn khi triển khai DHTDA như sau:
Khó khăn về thời gian: GV mất nhiều thời gian để hướng dẫn HS các kĩ năng mới như: thu thập và xử lí thông tin, lập kế hoạch, tổ chức nhóm, trình bày, báo