Dự án 1: Chung tay bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc

2.4.1. Dự án 1: Chung tay bảo vệ môi trường

Nội dung dự án được xây dựng từ 3 bài: Bài 36 : Vệ sinh môi trường; Bài 37: Vệ sinh môi trường (tiếp theo); Bài 38 : Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

Trong nội dung chương trình chủ đề “Xã hội” có một số bài có thể xây dựng thành một dự án liên quan tới việc tìm hiểu về môi trường sống của con người. Mặt khác, môi trường sống của con người bị ô nhiễm đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy thực trạng môi trường sống hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào làm cho môi trường sống bị ô nhiễm? Vai trò của con người trong việc bảo vệ môi trường sống là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án: “Chung tay bảo vệ môi trường”.

Tóm tắt dự án: Dự án tập trung tìm hiểu thực trạng của môi trường sống xung quanh con người. Nhiệm vụ của HS là sắm vai các cán bộ của sở Tài nguyên môi trường của thành phố viết một bài trình bày, một bản báo cáo về tình hình môi trường sống xung quanh các em và biện pháp để bảo vệ nó.

Bước 2: Lập dự án

i) Xác định mục tiêu của dự án

- Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án HS biết: + Đặc điểm môi trường bị ô nhiễm.

+ Tác hại của rác thải.

+ Tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh + Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe

- Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát để phát hiện ra môi trường sống bị ô nhiễm, cách xử lí nước thải hợp vệ sinh; kĩ năng phân tích sơ đồ, bản đồ trong quá trình thực hiện

dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan đến môi trường sống ở địa phương.

+ Kĩ năng cộng tác làm việc, năng lực tự đánh giá. - Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá.

+ Có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm môi trường để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Về phát triển năng lực: Phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.

ii) Khơi gợi hứng thú của HS

GV giúp HS hiểu ý nghĩa của DA mà các em đang thực hiện; giúp HS biết rằng các em có thể hoàn thành DA dựa vào vốn sống và kinh nghiệm của các em. Đồng thời qua DA này các em có thể học được rất nhiều kiến thức về môi trường sống xung quanh con người: sự ô nhiễm môi trường, nguyên nhân làm môi trường ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm môi trường và một số biện pháp để bảo vệ môi trường…Thông qua đó, các em sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kĩ năng mới: Lập kế hoạch, giao tiếp, phân tích, tổng hợp, báo cáo…

iii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Câu hỏi khái quát: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường sống? - Câu hỏi bài học: Thực trạng môi trường sống hiện nay như thế nào? - Câu hỏi nội dung:

+ Ô nhiễm môi trường là gì?

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống? + Hậu quả khi môi trường bị ô nhiễm?

+ Các biện pháp bảo vệ môi trường?

iv) Thiết kế các hoạt động

Nhiệm vụ của HS trong quá trình thực hiện dự án là thiết kế một bài trình bày hoặc một báo cáo, pano, tranh…để tuyên truyền cho mọi người hiểu về sự ô nhiễm môi trường và biết cách giữ gìn, bảo vệ môi trường sống.

v) Lập kế hoạch đánh giá

- Đánh giá thường xuyên: đánh giá HS trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Đánh giá sản phẩm: đánh giá sản phẩm cuối cùng của HS thông qua phiếu đánh giá.

- GV phổ biến các tiêu chí đánh giá qua quá trình thực hiện sản phẩm.

+ ĐG về phát triển năng lực HS: ĐG xuyên suốt trong quá trình thực hiện DA. ĐG theo tiêu chí của 4 phần đánh giá (nhóm tự đánh giá, nhóm khác đánh giá, GV đánh giá, HS tự ĐG). Có 3 mức độ đạt được: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

mức đạt được: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.

Bước 3: Giao nhiệm vụ

- Trước khi giới thiệu dự án tới HS, GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi khái quát: “Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường sống?” để HS chia sẻ ý kiến của mình. GV lôi cuốn HS vào cuộc thảo luận làm thế nào để bảo vệ môi trường sống. Sau đó GV nêu vấn đề: Sở Tài nguyên và Môi trường của thành phố đề nghị lớp chúng ta hợp tác với họ để xây dựng các tài liệu, pano – apphich, tranh cổ động nhằm tuyên truyền và giáo dục người dân hiểu biết về môi trường đồng thời biết cách giữ gìn, bảo vệ môi trường thông qua dự án “Chung tay bảo vệ môi trường”. Nhiệm vụ của chúng ta là sắm vai các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố viết một bài trình bày, một bản báo cáo về tình trạng môi trường hiện nay.

- GV chia lớp thành các nhóm để HS làm việc theo nhóm (6-8 HS/nhóm, trình độ giữa các nhóm đồng đều). Các nhóm sẽ làm việc theo các nội dung ghi trên Phiếu học tập.

- GV xác định thời gian hoàn thành công việc và sản phẩm của HS là 2 tuần. - GV tìm kiếm, thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến DA.

- GV cung cấp cho HS các phiếu đánh giá năng lực (đã được GV xây dựng) để giúp HS đánh giá bạn và tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.

- GV lưu ý HS về sản phẩm sau khi thực hiện dự án phải có tính thực tiễn và đảm bảo góp phần tuyên truyền giáo dục mọi người cách giữ gìn, bảo vệ môi trường; Tranh cổ động phải đảm bảo tính mĩ thuật, đảm bảo đúng trọng tâm nội dung tuyên truyền.

- GV cung cấp thêm một số nguồn tài liệu tham khảo, các phương tiện cần thiết (giấy khổ to, bút màu, bút dạ) hỗ trợ cho việc thực hiện dự án.

- Nhắc nhở HS về thời gian hoàn thành sản phẩm, tinh thần và thái độ làm việc trong quá trình thực hiện dự án.

Bước 4: Tổ chức thực hiện dự án

Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc tới từng thành viên trong nhóm và độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.

+ Thu thập thông tin: Từng thành viên trong nhóm đã được phân công tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin qua sách, báo, mạng, thư viện…và ghi lại các dữ liệu đã thu thập được.

+ Xử lí thông tin: Qua việc thu thập tài liệu, HS phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

+ Thảo luận với các thành viên khác: HS sẽ chia sẻ kết quả đã thu thập được, thảo luận với các bạn trong nhóm để xác nhận ý kiến, giải quyết vấn đề còn vướng mắc, tham khảo ý kiến của bạn…

các quy định về sử dụng nguồn nước, các trang web, bài báo, tạp chí, video giới thiệu một số cách làm sạch nước,…

- GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc, GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ khi HS yêu cầu. GV gặp gỡ HS để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng, yêu cầu các nhóm thường xuyên xem lại kế hoạch dự án.

Bước 5: Trình bày sản phẩm

- Hết thời hạn thực hiện sản phẩm GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và phản hồi. GV chuẩn bị CSVC để các nhóm trình bày báo cáo trước tập thể lớp và GV. Đại diện các nhóm trình bày báo cáo trước lớp. HS có thể trình bày bằng nhiều dạng khác nhau, có thể kết hợp bài thuyết trình với các tranh ảnh đã sưu tầm được.

- Tập thể lớp và GV đóng góp ý kiến và đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội dung báo cáo. HS các nhóm trả lời các câu hỏi do GV và tập thể lớp đưa ra. Trong quá trình HS báo cáo sản phẩm, HS các nhóm khác sẽ lắng nghe và tiến hành ĐG kết quả của nhóm bạn theo các tiêu chí GV đã xây dựng. Các nhóm sẽ tự chấm điểm lẫn nhau dựa trên bộ công cụ ĐG đã có sẵn. Việc làm này giúp HS hứng thú, tự giác và tự kiểm tra lại kết quả của mình.

Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án

- GV tổng hợp mọi quá trình đánh giá (tự ĐG, ĐG giữa HS trong nhóm, nhóm khác ĐG, GV theo dõi ĐG) để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án.

- Đánh giá về quá trình thực hiện dự án của HS (nhận xét về tác phong, thái độ, tinh thần làm việc, kĩ năng trình bày sản phẩm của các nhóm, các cá nhân tiêu biểu trong nhóm).

- Công bố kết quả đạt được của từng nhóm. Khen thưởng, khích lệ những nhóm hoàn thành và hoàn thành tốt. Động viên kịp thời những nhóm chưa hoàn thành. Tuyên dương các cá nhân tích cực, hiệu quả.

- Đánh giá chung về sự thành công của dự án.

- Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện DA: Trên cơ sở đóng góp ý kiến của GV và tập thể lớp, HS rút ra được các bài học kinh nghiệm về các vấn đề liên quan: Lập kế hoạch, phân chia công việc, cách thức làm việc sao cho đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)