Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc

3.7.1. Đánh giá định tính

Qua các quy trình DHTDA đã thực hiện cho thấy:

* Những ưu điểm:

Các quy trình DHTDA đã thiết kế và được sử dụng trong TNSP đã đạt được mục tiêu dạy học. Cụ thể:

Về kiến thức, sau khi thực hiện dự án HS đã học được các kiến thức như: Sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loại hoa; Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa; Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống; Cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu; Các biện pháp bảo vệ cây cối… (trong dự án “Thế giới kì diệu của các loài hoa”) và Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú; Nêu được ích lợi của thú; Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ thú; …(trong dự án “ Tìm hiểu thế giới loài thú”). Điều này đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ dạy học các kiến thức cần đạt cho học sinh tiểu học.

Về kĩ năng: thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học và kiến thức thu thập được trong việc xây dựng các bài báo cáo, trình bày; nêu được các vấn

đề cần nghiên cứu, giải quyết trong từng DA; nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường sống xung quanh... qua đó hình thành và phát triển ở HS các năng lực vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, HS còn được rèn luyện các kĩ năng và thói quen thực hành, kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, làm việc nhóm, trình bày,...

Về thái độ, HS có hứng thú với các hoạt động DHTDA; tích cực, kiên trì nghiên cứu; hợp tác, tương trợ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến người khác.

Các quy trình DHTDA đã thiết kế là khả thi, thể hiện được tính đặc thù của DHTDA trong môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học. Các sản phẩm DA do HS tự làm thể hiện khả năng của HS về nhiều mặt: kiến thức, kĩ năng, tư duy,... đồng thời cũng thể hiện các quy trình DHTDA đã thiết kế phù hợp trình độ HS, phù hợp điều kiện thực tế nơi HS đang học,... rất có ý nghĩa trong việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh.

Trong quá trình thực hiện DA, HS được GV cung cấp các tài liệu hỗ trợ như: tài liệu học theo DA, bộ công cụ đánh giá, bảng câu hỏi hướng dẫn học sinh,... đã hỗ trợ thường xuyên và kịp thời các hoạt động DA.

* Những hạn chế: Qua TNSP, chúng tôi thấy còn một số khó khăn khi triển khai DHTDA như sau:

Khó khăn về thời gian: GV mất nhiều thời gian để hướng dẫn HS các kĩ năng mới như: thu thập và xử lí thông tin, lập kế hoạch, tổ chức nhóm, trình bày, báo cáo,...Vì vậy, hoạt động DA diễn ra không đúng tiến độ và kéo dài so với kế hoạch.

Ghi nhật kí: HS thường tập trung chú ý vào nội dung phải thực hiện nên thường xao nhãng việc ghi sổ theo dõi DA và các biên bản họp bàn trong nhóm.

Từ những hạn chế đã nêu trên, chúng tôi thấy để các hoạt động trong DHTDA diễn ra đúng kế hoạch, GV nên quan tâm bồi dưỡng cho HS một số kĩ năng cần thiết như: thu thập và xử lí thông tin, lập kế hoạch, tổ chức nhóm, ghi sổ theo dõi DA, biên bản họp,...đồng thời hướng dẫn HS đầy đủ các bước học theo DA.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)