Phát triển năng lực học sinh trong dạy học theo dự án môn Tự nhiên và Xã

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 29 - 33)

7. Cấu trúc

1.2.2. Phát triển năng lực học sinh trong dạy học theo dự án môn Tự nhiên và Xã

Xã hội lớp 3

a. Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3; tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5 của cấp tiểu học, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở các cấp học trên.

Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Môn Tự nhiên và Xã hội góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống. Môn học đồng thời góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tòi và khám phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

b. Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

3 chủ đề và được biên soạn theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 không chỉ làm nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, ban đầu về thế giới xung quanh mà còn dạy cho HS cách học và cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

Nội dung môn học được lựa chọn thiết thực, gần gũi, có ý nghĩa đối với HS, giúp HS có thể vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Trong đó, chú trọng hình thành và phát triển các kỹ năng học tập cho học sinh.

Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thì nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được cấu trúc như sau:

Chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 gồm 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên được phát triển đồng tâm và mở rộng dần theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp.

Bảng 1.2. Phân phối chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Tuần Tên bài dạy

Học kì I (18 tuần)

1 - Hoạt động thở và cơ quan hô hấp - Nên thở như thế nào?

2 - Vệ sinh hô hấp

- Phòng bệnh đường hô hấp 3 - Bệnh lao phổi

- Máu và cơ quan tuần hoàn 4 - Hoạt động tuần hoàn

- Vệ sinh cơ quan tuần hoàn 5 - Phòng bệnh tim mạch

- Hoạt động bài tiết nước tiểu 6 - Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

- Cơ quan thần kinh 7 - Hoạt động thần kinh 8 - Vệ sinh thần kinh

9 - Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khỏe 10 - Các thế hệ trong một gia đình

- Họ nội, họ ngoại

11 - Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hang 12 - Phòng cháy khi ở nhà

- Một số hoạt động ở trường

13 - Một số hoạt động ở trường (tiếp theo) - Không chơi các trò chơi nguy hiểm

Tuần Tên bài dạy

14 - Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống 15 - Các hoạt động thông tin liên lạc

- Hoạt động nông nghiệp

16 - Hoạt động công nghiệp, thương mại - Làng quê và đô thị

17 - An toàn khi đi xe đạp - Ôn tập học kì I

18 - Ôn tập học kì I - Vệ sinh môi trường

Học kì II (17 tuần)

19 - Vệ sinh môi trường 20 - Ôn tập: Xã hội

- Thực vật 21 - Thân cây 22 - Rễ cây 23 - Lá cây

- Khả năng kỳ diệu của lá cây

24 - Hoa - Quả 25 - Động vật - Côn trùng 26 - Tôm, cua - Cá 27 - Chim - Thú 28 - Thú (tiếp theo) - Mặt Trời

29 - Thực hành: Đi thăm thiên nhiên 30 - Trái Đất. Quả địa cầu

- Sự chuyển động của Trái Đất

31 - Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời - Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

32 - Ngày và đêm trên trái đất - Năm, tháng và mùa 33 - Các đới khí hậu

- Bề mặt trái đất 34 - Bề mặt lục địa

c. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng la tinh “competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: “Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” hoặc “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội...và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt...”.

Có nhiều loại năng lực khác nhau như năng lực hành động, năng lực hợp tác làm việc, năng lực GQVĐ,... Nhiều nghiên cứu cho thấy DHTDA có thể rèn luyện và phát triển các năng lực của HS. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu của DHTDA trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là nhằm hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn và năng lực GQVĐ.

Năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn

Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễnlà khả năng của người học giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó.

Vận dụng kiến thức để mô tả, giải thích được một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh.

Ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Năng lực giải quyết vấn đề

Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết, tìm ra giải pháp tối ưu và thực hiện giải quyết vấn đề đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Thành phần cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề: (1) Phát hiện và làm rõ vấn đề

- Phân tích tình huống - Phát hiện vấn đề - Biểu đạt vấn đề

(2) Đề xuất, lựa chọn giải pháp - Thu thập thông tin có liên quan - Đề xuất các giải pháp

- Lựa chọn giải pháp phù hợp

(3) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề - Thực hiện

- Đánh giá giải pháp

- Nhận thức và vận dụng phương pháp hành động vào bối cảnh mới. Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh

(1) Thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra được những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi cần làm rõ từ tình huống.

(2) Huy động những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã có để liệt kê được các giải pháp giải quyết vấn đề.

(3) Thử nghiệm các giải pháp và nhận ra giải pháp phù hợp để áp dụng trong các tình huống tương tự.

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong môn Tự nhiên và Xã hội:

Năng lực giải quyết vấn đề được phát triển qua các hoạt động xây dựng kiến thức mới; luyện tập; vận dụng vào các tình huống thực tiễn.

Chú ý quan tâm đưa vào các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn; tạo điều kiện cho HS vận dụng phối hợp kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống; đặt ra các câu hỏi mở, bài tập có nhiều cách giải, nhiệm vụ đòi hỏi sự sáng tạo;…đồng thời có các câu hỏi, nhiệm vụ phân hóa cho các nhóm đối tượng.

Các câu hỏi, bài tập, tình huống nêu trên có thể được đưa vào trong các hoạt động học tập khác nhau như xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức hoặc kiểm tra, đánh giá.

Vận dụng giải quyết vấn đề trong bài học, thiết kế các tình huống có vấn đề, được sắp đặt theo trình tự hợp lí, nhằm giúp HS tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề của bài học sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới và qua đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)