7. Cấu trúc
1.3.6. Đánh giá chung
a. Ưu điểm
Qua điều tra chúng tôi thấy:
Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng những PPDH tích cực, hiện đại trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.
GV đều nhận thức được sự hữu ích của PP DHTDA và những hiệu quả mà PPDH này mang lại.
Đa số GV đều nhận thấy DHTDA là một phương pháp hay, có nhiều ưu điểm, giúp người GV thực hiện các mục tiêu hướng vào người học, phát triển con người toàn diện.
b. Hạn chế
Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế: Cơ sở vật chất trường lớp và phương tiện giảng dạy tại các trường còn nhiều hạn chế.
Việc đánh giá giờ giảng còn nặng hình thức, cứng nhắc theo các điều đã quy định, đã có sẵn, (chẳng hạn dạy phải đúng như sách giáo khoa...) đã làm mất đi tính sáng tạo của giáo viên.
Hiện tượng dạy học bình quân rất phổ biến, yêu cầu cả lớp như nhau, bằng lòng với cách giải quyết có sẵn trong sách giáo khoa. Tình trạng này chẳng những không
khuyến khích HS nỗ lực cá nhân mà còn tạo sự nhàm chán trong học tập, tạo sự trì trệ trong hoạt động dạy của GV.
c. Nguyên nhân
Việc hạn chế vận dụng DHDA trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn nhiều bất cập có rất nhiều nguyên nhân:
- Trong quá trình dạy học có thể nói một số GV còn chưa thực sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để HS nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt tự học. Nguyên nhân là do GV phải dạy nhiều tiết, thời gian để nghiên cứu tìm tòi những PPDH phù hợp với đối tượng HS trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của HS.
- Do điều kiện cơ sở vật chất của một số trường chưa đầy đủ, nên việc áp dụng theo phương pháp tích cực chưa cao.
- Chương trình học quá ôm đồm nhiều thứ và nặng nề, thiếu thực hành, cung cấp kiến thức lý thuyết là chính.
- Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp gây hứng thú cho HS tham gia.
- Sử dụng PPDH dự án đòi hỏi giáo viên phải có năng lực thiết kế giáo án, GV phải đầu tư công sức, thời gian nhiều hơn so với kiểu dạy và học thụ động.
Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV.
- Về phía HS vẫn quen với lối thầy giảng trò ghi, vốn sống của các em còn non nớt nên kiến thức, kỹ năng các em đưa ra còn hạn chế.
Tóm lại, phương pháp DHTDA chưa được áp dụng nhiều trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 hiện nay. PPDH trên lớp chủ yếu vẫn theo các PPDH truyền thống, không phát huy hết được tính tích cực, sáng tạo học tập của HS. Điều đó cũng dẫn đến các năng lực GQVĐ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của HS còn yếu. Từ cơ sở lí luận và kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực cũng như các kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc cho HS trong dạy học thì việc tổ chức DHTDA là một trong những giải pháp hay và hiệu quả, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.