Xuất quy trình thiết kế các dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc

2.3. xuất quy trình thiết kế các dự án trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp

hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực HS

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của PPDH theo dự án cũng như đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3; chúng tôi xây dựng quy trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội bằng PPDHTDA gồm các bước: (1) Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án, (2) Lập dự án, (3) Giao nhiệm vụ, (4) Thực hiện dự án, (5) Trình bày sản phẩm, (6) Tổng kết, đánh giá dự án. Dưới đây chúng tôi xin trình bày cụ thể quy trình thiết kế dự án học tập như sau:

(1) Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

GV và HS cùng nhau đề xuất, sáng kiến chủ đề của dự án. Cùng nhau đưa ra các ý tưởng về dự án thông qua việc xâu chuỗi, tổng hợp các kiến thức của môn học và các môn học liên quan để tổ chức thành một dự án phù hợp với mục tiêu của môn học, bài học. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài, GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến và việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS.

GV lựa chọn những hoạt động phù hợp với nội dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí HS.

(2) Lập dự án

i) Xác định mục tiêu của dự án:

GV phải xác định rõ HS cần đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ nào qua dự án này.

ii) Khơi gợi hứng thú của HS

Tùy theo mỗi DA, GV khơi gợi những hứng thú giúp HS quan tâm đến DA mà mình thực hiện.

iii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:

môn học. Câu hỏi này thường là những câu hỏi khái quát về thực tế đòi hỏi HS phải phân tích, tư duy, áp dụng việc giải thích những kinh nghiệm của mình.

Câu hỏi bài học: Lôi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học hoặc bài học. Câu hỏi loại này kích thích HS tự kiến giải các sự kiện.

Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi rõ ràng, đúng, cụ thể, chính xác…được sắp xếp theo những tiêu chuẩn về nội dung, mục tiêu dạy học hỗ trợ cho các câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học.

iv) Thiết kế các hoạt động

GV cần xác định các tình huống, tạo nhiều câu hỏi phong phú cho HS nhằm đạt mục đích đề ra.

GV khuyến khích HS tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ hoạt động để trả lời các câu hỏi khung, liên hệ được với cuộc sống bên ngoài lớp học và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống thực.

v) Lập kế hoạch đánh giá

- HS hướng đến những mục tiêu học tập như thế nào? - HS sử dụng những kĩ năng tư duy nào?

- HS tích hợp và sử dụng thông tin mới hiệu quả đến đâu? - Tính hiệu quả của các hoạt động của HS.

- GV phổ biến các tiêu chí đánh giá qua quá trình thực hiện sản phẩm.

(3) Giao nhiệm vụ

- GV tiến hành cho HS cả lớp thảo luận để làm rõ câu hỏi khái quát của bài học. - GV chia lớp thành các nhóm để HS làm việc theo nhóm.

- GV xác định thời gian hoàn thành công việc và sản phẩm DA.

- GV tìm kiếm, thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến DA.

- GV cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo, các phương tiện cần thiết (giấy khổ to, bút dạ, bút màu) hỗ trợ việc thực hiện dự án.

- Nhắc nhở HS về thời gian hoàn thành sản phẩm, tinh thần và thái độ làm việc trong quá trình thực hiện dự án.

(4) Tổ chức thực hiện dự án

- HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc tới từng thành viên trong nhóm và độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.

- GV cung cấp các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết,…cho HS.

- GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc, GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ khi HS yêu cầu. GV gặp gỡ HS để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng, yêu cầu các nhóm thường xuyên xem lại kế hoạch dự án.

Hết thời hạn thực hiện dự án GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày sản phẩm về dự án của mình. Các nhóm khác theo dõi và đưa ra những câu hỏi cho nhóm bạn và trả lời những câu hỏi của nhóm khác (nếu có).

(6) Tổng kết, đánh giá dự án

- GV tổng hợp mọi quá trình đánh giá (tự ĐG, ĐG giữa HS trong nhóm, nhóm khác ĐG, GV theo dõi ĐG) để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án.

- Đánh giá về quá trình thực hiện dự án của HS (nhận xét về tác phong, thái độ, tinh thần làm việc, kĩ năng trình bày sản phẩm của các nhóm, các cá nhân tiêu biểu trong nhóm).

- Công bố kết quả đạt được của từng nhóm. Khen thưởng, khích lệ những nhóm hoàn thành và hoàn thành tốt. Động viên kịp thời những nhóm chưa hoàn thành.

- Đánh giá chung về sự thành công của dự án. - Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)