Dự án 4: Thế giới kì diệu của các loài hoa

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 63 - 66)

7. Cấu trúc

2.4.4. Dự án 4: Thế giới kì diệu của các loài hoa

Dự án được xây dựng từ bài 47: Hoa.

Bước 1: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

Trong nội dung chương trình chủ đề “Tự nhiên” có một số bài có thể xây dựng thành một dự án liên quan tới việc tìm hiểu về thế giới xung quanh con người. Một trong những thế giới thu hút sự khám phá của chúng ta là thế giới của các loài hoa. Vậy thế giới các loài hoa phong phú và đa dạng như thế nào? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Chúng có ích lợi gì đối với tự nhiên và cuộc sống con người? Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện dự án: “Thế giới kì diệu của các loài hoa”.

Tóm tắt dự án: Dự án tập trung tìm hiểu thế giới các loài hoa xung quanh chúng ta. Nhiệm vụ của HS là sắm vai các nhà nghiên cứu viết một bài trình bày, một bản báo cáo về những hiểu biết về thế giới các loài hoa.

Bước 2: Lập dự án

i) Xác định mục tiêu của dự án:

- Về kiến thức: Sau dự án, HS biết:

+ Tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa. + Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa.

+ Nêu được chức năng và ích lợi của hoa trong cuộc sống. - Về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát so sánh để tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loại hoa; kĩ năng phân tích trong quá trình thực hiện dự án.

+ Thu thập, xử lí được các thông tin; viết và trình bày báo cáo. + Cộng tác làm việc, năng lực ĐG và tự ĐG.

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng cho HS yêu thích môn học, ham tìm tòi, khám phá. + Có ý thức yêu quý, bảo vệ các loài hoa.

- Về phát triển năng lực: Phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.

ii) Khơi gợi hứng thú của HS

GV giúp HS hiểu ý nghĩa của DA mà các em đang thực hiện; giúp HS biết rằng các em có thể hoàn thành DA dựa vào vốn sống và kinh nghiệm của các em. Đồng thời qua DA này các em có thể học được rất nhiều kiến thức về các loài hoa: đặc điểm,

chức năng, ích lợi, cách sử dụng, bảo quản hoa…Thông qua đó, các em sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kĩ năng mới: Lập kế hoạch, giao tiếp, phân tích, tổng hợp, báo cáo…

iii) Xây dựng bộ câu hỏi định hướng

- Câu hỏi khái quát: Em có hiểu biết gì về thế giới của các loài hoa? - Câu hỏi bài học: Điểm giống nhau và khác nhau của các loài hoa? - Câu hỏi nội dung:

+ Hoa có những màu sắc thế nào?

+ Mùi hương của các loài hoa giống hay khác nhau? + Hình dạng của các loài hoa khác nhau như thế nào? + Các bộ phận thường có của một bông hoa?

+ Hoa có chức năng gì? + Hoa có ích lợi gì?

+ Cách sử dụng, bảo quản hoa như thế nào?

+ Các biện pháp để giữ gìn và bảo vệ các loài hoa?

iv) Thiết kế các hoạt động

Nhiệm vụ của HS trong quá trình thực hiện dự án là thiết kế một bài trình bày hoặc một báo cáo, pano, tranh…để trình bày những hiểu biết của các em về thế giới các loài hoa và nêu được các biện pháp để giữ gìn và bảo vệ các loài hoa.

v) Lập kế hoạch đánh giá

- Đánh giá thường xuyên: đánh giá HS trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Đánh giá sản phẩm: đánh giá sản phẩm cuối cùng của HS thông qua phiếu đánh giá.

- GV phổ biến các tiêu chí đánh giá qua quá trình thực hiện sản phẩm.

+ ĐG về phát triển năng lực: ĐG thường xuyên trong cả quá trình thực hiện DA. ĐG theo tiêu chí của 4 phần đánh giá (nhóm tự đánh giá, nhóm khác đánh giá, GV đánh giá, HS tự ĐG). Có 3 mức độ đạt được: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

+ ĐG về mức độ nắm vững kiến thức của HS: ĐG qua bài kiểm tra cuối DA. Có 3 mức đạt được: Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.

Bước 3: Giao nhiệm vụ

- Trước khi giới thiệu dự án tới HS, GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi khái quát: “Em có hiểu biết gì về thế giới các loài hoa?” để HS chia sẻ ý kiến của mình. Sau đó GV nêu vấn đề: Các nhà khoa học của thành phố đề nghị lớp chúng ta hợp tác với họ để xây dựng các tài liệu, báo cáo nhằm cung cấp những hiểu biết của các em về thế giới các loài hoa phong phú và đa dạng xung quanh chúng ta và một số biện pháp để bảo vệ các loài hoa góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường thông qua dự án “Thế giới kì diệu của các loài hoa”. Nhiệm vụ của chúng ta là sắm vai các nhà khoa học của thành phố viết một bài trình bày, một bản báo cáo về những hiểu biết đó.

độ giữa các nhóm đồng đều). Các nhóm sẽ làm việc theo Phiếu học tập.

- GV xác định thời gian hoàn thành công việc và sản phẩm của HS là 1 tuần. - GV cung cấp cho HS các phiếu đánh giá năng lực (đã được GV xây dựng) để giúp HS đánh giá bạn và tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.

- GV tìm kiếm, thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến thế giới các loài hoa.

- GV lưu ý HS về sản phẩm sau khi thực hiện dự án phải có tính thực tiễn, cung cấp được những kiến thức liên quan đến thế giới các loài hoa và đảm bảo góp phần tuyên truyền giáo dục cách giữ gìn, bảo vệ môi trường; Tranh cổ động phải đảm bảo tính mĩ thuật, ý tưởng độc đáo, đảm bảo đúng trọng tâm nội dung tuyên truyền.

- GV cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo, các phương tiện cần thiết (giấy khổ to, bút dạ, bút màu) hỗ trợ việc thực hiện dự án.

- Nhắc nhở HS về thời gian hoàn thành sản phẩm, tinh thần và thái độ làm việc trong quá trình thực hiện dự án.

Bước 4: Tổ chức thực hiện dự án

Sau khi đã nắm được nội dung của dự án, các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc tới từng thành viên trong nhóm và độc lập giải quyết từng nhiệm vụ trong dự án.

+ Thu thập thông tin: Từng thành viên trong nhóm đã được phân công tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin qua sách, báo, mạng, thư viện…và ghi lại các dữ liệu đã thu thập được.

+ Xử lí thông tin: Qua việc thu thập tài liệu, HS phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận khi tìm hiểu về các loài hoa. Hoa hồng thì có rất nhiều màu, có mùi hương thoang thoảng, được dùng để chế nước hoa, làm mĩ phẩm. Để hoa được tươi lâu cần cắt gốc hoa mỗi ngày một lần, buổi tối đem hoa ra phơi sương, tránh để hoa ở những nơi đón gió như ban công, cửa sổ…Cũng như nhiều loài hoa khác, hoa hồng là cơ quan sinh sản của cây và hoa cũng gồm 4 bộ phận: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.

+ Thảo luận với các thành viên khác: HS sẽ chia sẻ kết quả đã thu thập được, thảo luận với các bạn trong nhóm để xác nhận ý kiến, giải quyết vấn đề còn vướng mắc, tham khảo ý kiến của bạn…

- GV cung cấp các tài liệu bổ sung có liên quan, những thông tin cần thiết như các trang web, bài báo, tạp chí, các video giới thiệu một số vấn đề liên quan đến thế giới của các loài hoa.

- GV hướng dẫn, cộng tác, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án của HS. Trong quá trình HS làm việc, GV thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ khi HS yêu cầu. GV gặp gỡ HS để xem xét các kế hoạch hành động và đảm bảo là các em đi đúng hướng, yêu cầu các nhóm thường xuyên xem lại kế hoạch dự án.

Bước 5: Trình bày sản phẩm

phản hồi. GV chuẩn bị cơ sở vật chất để các nhóm trình bày báo cáo trước tập thể lớp và GV. Đại diện các nhóm trình bày báo cáo trước lớp. HS có thể trình bày bằng nhiều dạng khác nhau, có thể kết hợp bài thuyết trình với các tranh ảnh đã sưu tầm được.

- Tập thể lớp và GV đóng góp ý kiến và đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích trao đổi về nội dung báo cáo. HS các nhóm trả lời các câu hỏi do GV và tập thể lớp đưa ra. Trong quá trình HS báo cáo sản phẩm, HS các nhóm khác sẽ lắng nghe và tiến hành ĐG kết quả của nhóm bạn theo các tiêu chí GV đã xây dựng. Các nhóm sẽ tự chấm điểm lẫn nhau dựa trên bộ công cụ ĐG đã có sẵn. Việc làm này giúp HS hứng thú, tự giác và tự kiểm tra lại kết quả của mình.

Bước 6: Tổng kết, đánh giá dự án

- GV tổng hợp mọi quá trình đánh giá (tự ĐG, ĐG giữa HS trong nhóm, nhóm khác ĐG, GV theo dõi ĐG) để đưa ra kết luận về kết quả thực hiện dự án.

- Đánh giá về quá trình thực hiện dự án của HS (nhận xét về tác phong, thái độ, tinh thần làm việc, kĩ năng trình bày sản phẩm của các nhóm, các cá nhân tiêu biểu trong nhóm).

- Công bố kết quả đạt được của từng nhóm. Khen thưởng, khích lệ những nhóm hoàn thành và hoàn thành tốt. Động viên kịp thời những nhóm chưa hoàn thành. Tuyên dương các cá nhân tích cực, hiệu quả.

- Đánh giá chung về sự thành công của dự án.

- Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện DA: Trên cơ sở đóng góp ý kiến của GV và tập thể lớp, HS rút ra được các bài học kinh nghiệm về các vấn đề liên quan: Lập kế hoạch, phân chia công việc, cách thức làm việc sao cho đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA TÔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3. (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)