Hiện nay có hai loại quy mô xử lý là: xử lý quy mô công nghiệp và thủ công. Do lượng phát sinh thiết bị, linh kiện điện tử thải ở Việt Nam ít, do đó phương pháp này ít được quan tâm đầu tư xử lý và một số doanh nghiệp đầu tư xử lý thủ công là chính. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có 01 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý với công suất 13 kg/h, xem Hình 3.12 sau đây.
Hình 3.12. Xử lý linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước và MT Bình Dương
Quy trình công nghệ: Linh kiện điện tử từ khu vực xử lý trung gian chuyển qua khu vực bóc, tách, quá trình nay chủ yếu là thực hiện biện pháp phá dỡ thủ công (như bàn phá dỡ đơn giản) hoặc cơ giới (máy nghiền), để phân tách từng thành phần, kim loại và nhựa được phân loại và chuyển qua hệ thống xử lý làm sạch và tái chế; linh kiện còn giá trị sử dụng được thu gom, tái sử dụng, linh kiện hỏng được chuyển qua máy nghiền, tiếp tục thu hồi kim loại và nhựa, nhữngthành phần còn lại sau thu hồi được đưa qua lò đốt hoặc hoá rắn. Đối với các cơ sở có lượng chất thải điện tử đầu vào nhỏ, thì việc phá dỡ thủ công là phù hợp, chủ yếu để đáp ứng đủ mã CTNH trong dịch vụ.
51
Ƣu điểm: Phương pháp này đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải điện tử, chi phí đầu tư và vận hành thấp (nếu xử lý thủ công), tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng cao,…
Nhƣợc điểm: Xử lý công nghiệp có chi phí đầu tư cao, công suất lớn, không phù hợp với điều kiện Việt Nam; nếu đầu tư hệ thống xử lý thủ công thì môi trường lao động không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.