Biện pháp tái chế dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 55 - 57)

Công nghệ phổ biến là chưng cất cracking dầu (chưng phân đoạn hay còn gọi chưng nhiều bậc và chưng đơn giản hay chưng một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt. Trong thực tế, phần lớn các cơ

44

sở sử dụng công nghệ chưng đơn giản để thu hồi các cấu tử dầu (nguyên lý là sử dụng nhiệt để làm bay hơi và cắt mạch, sau đó ngưng tụ để thu hồi các cấu tử dầu, cặn rắn được tách và lấy ra ở đáy nồi chưng).

Hiện nay, có một số cơ sở đang đầu tư công nghệ chưng phân đoạn (chưng nhiều bậc) để tái chế dầu, đây là công nghệ hiện đại, sử dụng để sản xuất các sản phẩm xăng dầu từ dầu thải. Về cơ bản, chưng nhiều bậc giống với chưng đơn giản, khác ở chỗ dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các hydro cacbon có trong dầu thải, kết hợp tuần hoàn (hồi lưu) dòng sản phẩm lỏng khi đó sẽ tách triệt để các cấu tử hydro cacbon có nhiệt độ sôi khác nhau và thu được các phân đoạn sản phẩm dầu có chất lượng cao như: xăng, dầu diezen,...

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Phương pháp này được sử dụng ở 02/08 cơ sở xử lý CTNH với công suất 1.125 kg/h, xem Hình 3.7 sau đây.

Hình 3.7. Tái chế dầu nhớt thải tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ môi trường Việt Xanh

Quy trình công nghệ: Cao su hoặc nhựa được đưa qua lò nhiệt phân, khí gas sinh ra được chuyển qua bồn xúc tác, sau đó qua hệ thống ngưng tụ phân đoạn để thu hồi nhiên liệu (đầu FO), khí dư được tuần hoàn trở lại làm nhiên liệu lò đốt, lò đốt được đốt bằng dầu DO và củi thừa. Khí thải từ lò đốt được đưa qua hệ thống lọc bụi cyclon sau đó qua tháp hấp thụ bằng dung dịch kiềm.

45

Ƣu điểm: Công nghệ đơn giản, đầu tư ban đầu thấp, dễ vận hành và có tỷ lệ tái chế cao.

Nhƣợc điểm: Quá trình tái chế thường phát sinh nhiều cặn dầu, ô nhiễm thứ cấp (khí thải) nên phải chi phí đầu tư hệ thống xử lý khí thải, nếu không đầu tư thì khả năng phát tán ô nhiễm là khá cao so với phương pháp xử lý truyền thống là sử dụng làm nhiên liệu đốt lò. Quá trình tái phát sinh CTNH ngoài khí thải còn có phát sinh cặn dầu, hắc ín chưa được xử lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)