Quy hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 70)

Để quản lý tốt hoạt động xử lý chất thải nói chung và CTNH của hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngày 10/9/2012 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là quản lý - xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy

79

nhiên, quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn khó khó khăn do thủ tục vay vốn quá phức tạp. Việc đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH sẽ góp phần huy động mọi nguồn lực sẵn có để QLCTNH.

- UBND tỉnh và các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh cần ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho các khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệpvới công nghệ xử lý hiện đại tại các trung tâm vùng để tiếp nhận, xử lý CTNH như: Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương, các trạm trung chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh,...

3.8.3. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT và QLCTNH

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến, tuyên truyền công tác BVMT và QLCTNH; các hoạt động cần được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, cộng đồng dân cư đô thị và nông thôn.

- Thường xuyên thay đổi cách thức, băng rôn biểu ngữ tránh nhàm chán, đơn điệu, kết hợp tuyên truyền thông qua các cuộc vận động, các cuộc thi tìm hiểu về Luật Bảo vệ môi trường với việc vinh danh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình về thực hiện tốt công tác BVMT và QLCTNH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, tổ chức, chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về tác hại của CTNH, nâng cao ý thức cộng đồng tham gia hoạt động thu gom CTNH.

- Việc công khai thông tin của các đối tượng vi phạm về QLCTNH trên các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết; một mặt, tạo áp lực của công chúng buộc các cơ sở vi phạm phải khắc phục hậu quả và thực hiện tốt công tác BVMT và QLCTNH.

- Cần lồng ghép chương trình giáo dục kiến thức QLCTNH với chương trình học tập của các cấp học thông qua các hoạt động thực tế về vệ sinh môi trường trong trường học và địa phương để từng bước nâng cao nhận thức cộng

80

đồng về QLCTNH cho học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3.9. Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả QLCTNH công nghiệp nghiệp

Từ thực tế QLCTNH thời gian qua tại tỉnh Bình Dương có thể thấy, yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định là con người trong bộ máy quản lý Nhà nước, nếu không có con người có đủ trình độ, năng lực quản lý thì khó có thể quản lý CTNH một cách hiệu quả. Để có thể QLCTNH hiệu quả ngay từ bây giờ, tỉnh Bình Dương cần triển khai và hoàn thiện các giải pháp cụ thể sau đây:

3.9.1. Về cơ cấu tổ chức

Cần thành lập ngay Phòng Quản lý chất thải tại Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT với chức năng tham mưu QLCTNH, và bổ sung biên chế cho các cấp quản lý có biên chế cho các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, các huyện và UBND cấp xã, dự kiến biên chế như Hình 3.17 sau.

Hình 3.17. Đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức QLCTNH tại Bình Dương

Sau khi có đủ biên chế quản lý, cần có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường cho những người chưa được đào tạo chuyên môn về BVMT và QLCTNH theo hai hình thức, vừa học, vừa làm (ngắn hạn) hoặc đào

Chi cục BVMT -Phòng QLCT: Từ 3-5 biên chế Phòng TNMT thành phố thuộc tỉnh: 03 biên chế Phòng TNMT thị xã thuộc tỉnh: 03 biên chế UBND phường: 02 biên chế Phòng TNMT Huyện thuộc tỉnh: 02 biên chế UBND xã: 01 biên chế UBND thị trấn: 02 biên chế

81

tạo chính quy (đầu tư từ ngân sách để theo học các khóa đào tạo tập trung dài hạn tại các cơ sở đào tạo).

3.9.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động QLCTNH:

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT và QLCTNH, một trong những giải pháp quan trọng trong tầm kiểm soát của tỉnh Bình Dương là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTNH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về QLCTNH. Xử lý nghiêm các vi phạm về BVMT, đặc biệt là các vi phạm về QLCTNH.

Lắp đặt, kết nối và tích hợp 100% GPS của các xe vận chuyển CTNH vào hệ thống kiểm soát của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương;

Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo QLCTNH và báo cáo tình hình phát sinh và QLCTNH qua hộp thư điện tử của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Trần Yêm trong quá trình làm luận văn, tác giả đã hoàn thành luận văn với nội dung:“Đánh giá quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”. Luận văn sau khi hoàn thành đã đạt được những kết quả như sau:

1. Tác giả đã bám sát nội dung đề cương đã được phê duyệt để thu thập tài liệu thực tế có liên quan, so sánh, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, hoàn thành đủ khối lượng và đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể là đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLCTNH ở Việt Nam nhưmục tiêu Luận văn đã đề ra.

2. Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương để phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác QLCTNH.

3. Đã đánh giá các công nghệ xử lý CTNH và hiệu quả xử lý CTNH đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương, nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý CTNH; giúp người đọc thấy được thực trạng và những kết quả QLCTNH của địa phương, đánh giá những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập.

4. Kết quả đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương là: Vận dụng các quy định về QLCTNH sửa đổi, bổ sung trong các chính sách, văn bản pháp luật, hoàn thiện về quản lý và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tuyên truyền phỏ biến pháp luật nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLCTNH và BVMT trong trong thời gian tới.

5. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công nghệ xử lý CTNH hiện có của Việt Nam còn chưa thực sự hiện đại, chủ yếu sử dụng các công nghệ đơn giản,đa dụng, quy mô công suất nhỏ, chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu xử lý CTNH phát sinh mà chưa quan tâm thu hồi tái sử dụng năng lượng phát sinh từ quá trình xử lý CTNH; chưa chú trọng nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường,... Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững,

83

phát triển xanh, trong thời gian tới, cần triển khai mạnh chương trình sản xuất sạch hơn, cần nghiên cứu áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, ưu tiên công nghệ có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng cao. Cần thay đổi tư duy coi rác là nguồn tài nguyên, là nhiên liệu hoặc nguyên liệu thay vì coi đó là chất “thải bỏ” như hiện nay. Ngoài ra, còn cần nghiên cứu chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù chỉ có ở Việt Nam.

Như vậy, Luận văn này đã mang lại những kết quả về tổng hợp, phân tích thông tin về tình hình QLCTNH; đưa ra những đề xuất giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn về QLCTNH ở Việt Nam. Kết quả của Luận văn sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện thể chế, chính sách QLCTNH và BVMT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KIẾN NGHỊ

Để QLCTNH có hiệu quả, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số nội dung cụ thể sau đây:

1. Về cơ cấu tổ chức quản lý: Chính phủ bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục BVMT của Sở TN&MT; cần định biên tối thiểu 03 biên chế cán bộ quản lý môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; 01 biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã. Tỉnh Bình Dương cần sớm thành lập Phòng quản lý chất thải rắn tại các Chi cục BVMT để tham mưu quản lý các loại chất thải nói chung và CTNH nói riêng.

2. Về chính sách: Tỉnh cần tiếp tục rà soát, phân định rõ trách nhiệm của Sở TN&MT, Sở Xây dựng và Sở Khoa học và Công nghệ trong quản lý CTNH giảm chồng chéo; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường chất lượng báo cáo QLCTNH, đây chính là kênh quan trọng và tin cậy để cung cấp thông tin phát sinh, xử lý CTNH và chất thải rắn tại các địa phương để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về BVMT và QLCTNH của địa phương.

3. Tiếp tục rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ cấp các hồ sơ, thủ tục, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, để quản lý tốt CTNH công

84

nghiệp, tiến tới quản lý hiệu quả và toàn diện CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Cần tiếp tục triển khai nhân rộng việc xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp tại các trung tâm vùng có công nghiệp phát triển mạnh. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất xanh, sản xuất sạch hơn (tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, giảm thiểu chất thải; đầu ra,...); nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và CTNH theo hướng thân thiện môi trường (tăng tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng, giảm tỷ lệ chôn lấp./.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia năm

2011.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường Quốc gia năm

2012.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo môi trường Quốc gia năm

2013.

4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Thông tư 12/2011/TT-BTNMT - Quy

định về quản lý chất thải nguy hại.

5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Bảo vệ môi

trường năm 2005.

6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Bảo vệ môi

trường năm 2005.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương (2011), Báo cáo quản lý chất

thải nguy hại năm 2011.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo quản lý chất

thải nguy hại năm 2012.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương (2013), Báo cáo quản lý chất

thải nguy hại năm 2013.

10. Tổng cục Môi trường (2011), Báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại

năm 2011.

11. Tổng cục Môi trường (2012), Báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại

năm 2012.

12. Tổng cục Môi trường (2013), Báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại

năm 2013.

13. Tổng cục Môi trường (2011), Kết luận thanh tra công tác bảo vệ môi trường

86

14. Tổng cục Môi trường (2012), Kết luận thanh tra công tác bảo vệ môi trường

trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2012.

15. Tổng cục Môi trường (2013), Kết luận thanh tra công tác bảo vệ môi trường

trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013.

16. Trần Thị Thùy Trang (2011), Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn công

nghiệp nguy hại và đề xuất giải pháp phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường

tỉnh Bình Dương năm 2011.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường

tỉnh Bình Dương năm 2012.

19. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2013), Báo cáo hiện trạng môi trường

tỉnh Bình Dương năm 2013.

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2012), Quyết định số 2474/QĐ-UBND về

việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

21. www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhbinhdu

ong/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceld=1166

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

87

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Dấu hiệu cảnh báo CTNH

Dấu hiệu Biểu tƣợng Ý nghĩa Vị trí đặt

CHẤT THẢI NGUY HẠI Dấu chấm than: Chất thải nguy hại Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của CTNH Tại vị trí cần đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra - Chỉ sử dụng cùng bảng ghi chú thuyết minh kèm theo, ghi rõ ràng bằng chữ nội dung nguy hiểm

DỄ NỔ

Bom nổ Cảnh báo về

nguy cơ dễ

nổ của

CTNH

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có vật liệu hoặc chất có nguy hiểm nổ. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển vật liệu hoặc chất có nguy hiểm nổ DỄ CHÁY Ngọn lửa Cảnh báo về nguy cơ dễ cháy của CTNH

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất dễ cháy. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất dễ cháy RẤT ĐỘC Đầu lâu xương chéo: Nguy hiểm Cảnh báo về chất thải nguy hiểm, chết người

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất độc. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất độc

88 ĐỘC CHO HỆ SINH THÁI Cây không lá, con cá chết: Độc cho hệ sinh thái Cảnh báo về chất thải có chứa các thành phần độc hại cho hệ sinh thái

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất độc tác động đến hệ sinh thái. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất độc cho hệ sinh thái LÂY NHIỄM Ba vòng khuẩn lạc: Lây nhiễm Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh hoặc nguồn vi trùng gây bệnh

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất lây nhiễm. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất lây nhiễm ĂN MÕN Bàn tay trần và mẫu kim loại bị chất lỏng từ hai ống nghiệm rơi xuống: Ăn mòn. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất ăn mòn. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất ăn mòn CHẤT OXY HÓA Vòng tròn có ngọn lửa phía trên: Chất oxy hoá Cảnh báo về chất thải có chứa chất oxy hoá

Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,… có chất oxy hoá. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất oxy hoá

89

Phụ lục 2. Danh sách các đơn vị đƣợc Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hành nghề QLCTNH

1. Danh sách các đơn vị cấp phép theo Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT

TT Tên đơn vị đƣợc cấp phép Địa chỉ Văn phòng, cơ sở Điện thoại, Fax, email

Mã số QLCTNH Ghi chú 1 Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc

VP- 99 Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, ĐT: 08 38627596 Fax: 08 8630519 vae@vinausen.com

5-6-7-

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)