Đây là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để đốt cháy có hiệu quả, chất thải rắn nguy hại trong lò đốt phải có 4 yêu cầu cơ bản, đầu tiên là oxy tự nhiên (bằng cách đưa vào một lượng dư không khí cháy trong buồng đốt), sau đó là 3 yêu cầu, thường được gọi là 3T (time - thời gian; Temperature - nhiệt độ và Turbulence - đảo trộn).
Công nghệ xử lý này được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, với 08/08 nhà máy xử lý CTNH đầu tư lò đốt, có tổng công suất 9,28 tấn/h, trong đó lớn nhất là Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước và môi trường Bình Dương với03 lò có tổng công suất 5,0 tấn/h. Lò đốt tĩnh hai cấp có thể xử lý đốt cho nhiều loại CTNH khác nhau (chủ yếu là các loại CTNH không có khả năng tái chế, tái sử dụng), quá trình đốt có thể loại bỏ nhiều thành phần nguy hại, giảm lượng chất thải phải chôn lấp, chi tiết xem Hình 3.5 sau đây.
Hình 3.5 Lò đốt của Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và MT Bình Dương
Những loại CTNH dùng phương pháp đốt gồm: bùn thải chứa thành phần nguy hại phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp; giẻ lau, vật liệu thấm, bao bì mềm nhiễm thành phần nguy hại, cặn dầu thải, cặn dung môi thải, cặn sơn thải,...
42
Quy trình công nghệ: CTNH được tập kết tại nhà lưu giữ, được xử lý trung gian, phân loại, phối trộn, sau đó được chuyển qua lò đốt 02 cấp, gồm buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp; nhiệt độ buồng sơ cấp khoảng 700 -
8500C, buồng thứ cấp khoảng 1.050oC – 1.300oC. Ngoài ra, còn có buồng lưu
nhiệt để đảm bảo đốt kiệt khí độc hại ở nhiệt độ cao và tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng. Lò được xây bằng gạch chịu lửa sa mốt (bên trong), bên ngoài là vỏ thép, trần làm bằng gạch chịu lửa.
Lò có thiết kế hệ thống xử lý khí lọc nước và tháp hấp phụ bằng than hoạt tính, phần cặn lắng đọng và tro xỉ phát sinh từ hệ thống lọc nước được nạo vét định kỳ và được xử lý chung với bùn thải.
Nước phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải lò đốt được thu gom và tái sử dụng. Một số lò đốt có bổ sung thêm buồng đốt phụ sau buồng đốt thứ cấp để tăng cường hiệu quả đốt các khí độc. Đa số các lò không có biện pháp lấy tro trong quá trình đốt. Các lò đốt đều trang bị hệ thống xử lý khí thải bao gồm trao đổi nhiệt (hạ nhiệt bằng không khí hoặc nước); hấp thụ (phun sương hoặc sục dung dịch kiềm) và có thể có hấp phụ (bằng than hoạt tính).
Hệ thống xử lý đốt CTNH chủ yếu là đốt cháy CTNH, có hệ thống tận dụng nhiệt đi kèm để hỗ trợ tăng nhiệt cho buồng đốt sơ cấp hoặc sấy khô CTNH trước khi đưa vào lò đốt. Hầu hết CTNH xử lý đốt bỏ mà không có thu hồi nhiệt phát sinh nên gây lãng phí tài nguyên rác.
Ƣu điểm: Phương pháp này có vốn đầu tư ban đầu thấp, công nghệ thiết bị đơn giản, dễ vận hành và phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương; tỷ lệ CTNH còn lại (tro, xỉ) chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 5-7%).
Nhƣợc điểm: Lò đốt nhanh xuống cấp do thường xuyên chịu đựng nhiệt độ cao; không tận thu nhiệt, tái phát sinh CTNH, không xử lý được dioxin và furan;làm phát sinh nguồn ô nhiễm thứ cấp (ô nhiễm khí thải) nếu không có phương pháp xử lý khí thải hiệu quả và lãng phí tài nguyên rác. Kết quả kiểm tra khí thải lò đốt của các cơ sở xử lý nem 2013 đều đạt quy chuẩn Việt Nam về khí thải.
43