Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 tháng 9 năm 2015

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 38)

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp hồi cứu tài liệu thứ cấp: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nước và quốc tế về CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế; thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Trong luận văn sử dụng phương pháp

27

này để lựa chọn các thông tin, dữ liệu từ các số liệu, báo cáo, của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; kế thừa các thông tin về công nghệ xử lý tại các biên bản kiểm tra điều kiện hành nghề đối với một số đơn vị hành nghề khác mà học viên không trực tiếp tới khảo sát tại tỉnh Bình Dương, kế thừa một số kết quả phân tích về công nghệ xử lý CTNH do Tổng cục Môi trường đã nghiên cứu trước đây.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được trên địa bàn tỉnh Bình Dương; xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành tổng hợp, thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ các số liệu trong luận văn. Tiến hành thống kê số liệu dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đã được cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương, các nguồn tài liệu, tư liệu và số liệu thông tin trong nước khác.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, kiểm tra hiện trường: Thực hiện tại các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có phát sinh CTNH công nghiệp. Dựa trên kết quả kiểm tra hiện trường của các đoàn thanh tra, kiểm tra được ghi nhận bằng Biên bản thanh tra. Cụ thể: điều tra, khảo sát thực địa tại khu công nghiệp, cơ sở của một số chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dương. Trong thời gian thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành kết hợp công tác, điều tra khảo sát 03 đợt tại các khu công nghiệp, cơ sở chủ vận chuyển, xử lý và tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương. Cụ thể:

+ Ngày 11-12/6/2015 thực hiện điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH phát triển bền vững An Điền (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

+ Ngày 22-23/8/2015 điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Môi trườngViệt Xanh (KCN Nam Tân Uyên, Bình Dương).

+ Tháng 9/2014 tiến hành làm việc với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

Các đợt điều tra khảo sát của học viên được thực hiện kết hợp với nhiệm vụ kiểm tra, cấp phép hành nghề quản lý CTNH các doanh nghiệp và làm việc với Sở TN&MT địa phương do Tổng cục Môi trường tổ chức. Tại các đợt điều tra, khảo

28

sát, học viên đã tiến hành thu nhận tài liệu, đánh giá tình trạng, điều kiện hành nghề của các trang thiết bị tại các doanh nghiệp và thu thập các thông tin về tình hình quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương phục vụ cho luận văn.

- Phương pháp phân tích hệ thống: Đánh giá, phân tích sự đồng bộ theo hệ thống các văn bản liên quan đến CTNH, các văn bản quy phạm pháp luật giữa các ngành và theo ngành dọc: từ Trung ương đến địa phương;

- Phương pháp chuyên gia: Huy động kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương, các chuyên gia về CTNH tại khu vực phía Nam là thành viên nhóm tư vấn cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cũng như các chuyên gia khác tại Tổng cục Môi trường. Phương pháp được tác giả sử dụng để đánh giá về mặt công nghệ xử lý CTNH, đưa ra các đề xuất để tăng cường công tác quản lý của tỉnh Bình Dương.

29

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Như đã nói ở phần trên, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và là một đỉnh của tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Ngoài ra, Bình Dương còn là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 –15 km, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện [21].

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên

2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền

Đông Nam Bộ). Dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014), mật

độ dân số khoảng 6,68 người/km2, với 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 04 thị xã

(Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát) và 04 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng).

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Nhiệt độ trung bình

30

hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và

thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm

trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Bình Dương có 3 con sông lớn (Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn và Sông Bé) và có nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác; chế độ thủy văn của các con sông thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh: đường quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 1A ... hệ thống giao thông đường thủy rất phát triển do Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú, như: đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sỏi trắng, đá xanh, đá ong,... được đánh giá là những loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm sứ và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp [17,18,19].

3.1.3. Tình hình Kinh tế - Xã hội

Với mật độ dân số khoảng 6,68 người/km2 (Tổng cục Thống kê – tháng

10/2014), Bình Dương có mật độ dân số khá cao, bằng 2,4 lần mật độ bình quân của cả nước. Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng dân số thuộc vào hàng cao nhất nước, khoảng 7%/năm; Ước tính, hàng năm tỉnh tăng thêm trên 40.000 – 45.000 người lao động từ ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống và hiện nay ước tính có gần 600.000 lao động ngoài tỉnh làm việc tại Bình Dương.

Việc gia tăng dân số cơ học sẽ gây áp lực mạnh đối với địa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ở và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý chất thải.

31

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân 14% hàng năm. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 37,1 triệu đồng, tăng gần 1,4 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp 60,4% giảm 2,6%, dịch vụ là 36,4% tăng 3,8% và nông lâm - ngư nghiệp là 3,2% giảm 1,2 %; so với năm 2010, xem Hình 3.1 sau.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường do phát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế.

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương

3.2. Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn của tỉnh

3.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tập trung

Đến năm 2013, tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích 8.751 ha (gấp 2,7 lần năm 2005). Trong đó có 24 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện nay, có 1.346 dự án đầu tư vào KCN với tổng số vốn hơn 7 tỉ USD và gần

32

15.000 tỉ đồng, trong đó có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động. Đối với cụm công nghiệp, tính đến thời điểm hiện nay đã hình thành 08 cụm công nghiệp, trong đó có 03 cụm đã lấp kín diện tích, 05 cụm đang đền bù giải phóng mặt bằng, với khoảng 1.450 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 33 khu công nghiệp với diện tích khoảng 200 nghìn ha.

Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng 99,2%, còn lại là ngành công nghiệp khai thác (0,6%) và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và khí đốt (0,2%). Ngành nghề đầu tư trong KCN rất đa dạng: 30% số dự án đầu tư vào các ngành: dệt may, da giày và chế biến gỗ; 26 % số dự án đầu tư vào các ngành hóa chất, cao su; 06% số dự án đầu tư vào các ngành luyện kim và sản phẩm kim loại; 20% số dự án đầu tư vào các ngành cơ khí chế tạo, điện tử; 7% số dự án đầu tư vào các ngành chế biến thực phẩm, Các KCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp và BVMT của tỉnh [17,18,19].

3.2.2. Tình hình phát triển các cơ sở công nghiệp phân tán

Về các cơ sở sản xuất ngoài KCN , trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có trên 3.000 cơ sở sản xuất lớn và vừa, trong đó nhiều nhất là huyện Thuận An với trên 1.200 cơ sở sản xuất và ít nhất là huyện Phú Giáo với 30 cơ sở sản xuất. Riêng các

doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRCN và CTNH trên toàn

tỉnh Bình Dương ước tính khoảng 163 doanh nghiệp.

Với tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh trong những năm qua, thì hoạt động công nghiệp đã và đang thải ra môi trường một lượng chất thải lớn và gia tăng theo thời gian. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp là rất lớn, đặc biệt là CTRCN và CTNH. Tuy nhiên, công tác quản lý CTRCN và CTNH công nghiệp hiện nay còn rất hạn chế. Hệ thống quản lý thiếu đồng bộ.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công

33

nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.

3.3. Bối cảnh QLCTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

3.3.1. Về thể chế chính sách

3.3.1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý - Cơ cấu tổ chức quản lý CTNH: - Cơ cấu tổ chức quản lý CTNH:

Hệ thống tổ chức các cơ quản QLCTNH được hình thành và phát triển từ năm 2009, sau khi Bộ TN&MT được kiện toàn thêm một bước là thành lập Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT và tại các địa phương cụ thể ở tỉnh Bình Dương cũng hình thành Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Bình Dương có chức năng giúp Sở TN&MT QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xem sơ đồ 3.2 sau đây.

Hình 3.2. Hệ thống quản lý CTNH

Mặc dù Bình Dương đã rất quan tâm bổ sung biên chế cán bộ được đào tạo chuyên về môi trường, nhưng theo thống kê của Sở TN&MT, đến năm 2013, tổng cán bộ được đào tạo các chuyên ngành về môi trường hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong tỉnh rất nhỏ (19/46 người) chiếm 41% lượng cán bộ quản lý môi trường; trong đó, có 14/19 cán bộ hiện đang công tác tại Sở

Bộ TN&MT

Tổng cục Môi trường (Cục Quản lý chất thải)

SởTN&MT (Chi cục BVMT)

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện

PhòngTN&MT

UBND cấp xã

34

TN&MT chiếm tới 73,68 % cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, chỉ có 26,32% cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành đang công tác ở cấp huyện; đặc biệt ở cấp xã hầu như không có biên chế cán bộ quản lý môi trường. Với lực lượng cán bộ có chuyên môn như vậy (19 cán bộ), hiện đang quản lý trên dưới 20.000 doanh nghiệp là quá nhỏ so với lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể xem Bảng 3.1 sau đây.

Bảng 3.1. Thực trạng biên chế cán bộ quản lý môi trƣờng của tỉnh Bình Dƣơng năm 2013

TT Cơ quan quản lý Nhà nƣớc Số lƣợng

(người/CQ) Chuyên môn đƣợc đào tạo Môi trƣờng Chuyên môn khác

1 Sở Tài nguyên và Môi trường

(Chi cục 18, Thanh tra 04) 22 14 08

2 UBND thành phố Thủ Dầu Một 04 01 03

3 UBND thị xã Thuận An 03 01 02

UBND thị xã Dĩ An 03 0 03

UBND thị xã Tân Uyên 03 01 02

UBND thị xã Bến Cát 03 0 03

4 UBND huyện Dầu Tiếng 02 0 02

UBND huyện Phú Giáo 02 0 02

UBND huyện Bắc Tân Uyên 02 01 01

UBND huyện Bàu Bàng 02 01 01

5 UBND cấp xã 0 0 0

Tổng 46 19 27

35

Việc có quá ít cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc trắng cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã cho thấy năng lực quản lý và việc triển khai các quy định về bảo vệ môi trường cũng như khả năng kiểm tra, giám sát công tác BVMT và quản lý chất thải của địa phương cực kỳ hạn chế. Việc gò ép biên chế ở các cấp quản lý môi trường đã hạn chế rất lớn trong triển khai các quy định về QLCTNH và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác BVMT và quản lý chất thải ở các KCN và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt là ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nơi thường xuyên diễn ra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)