Biện pháp xử lý hoá lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 57 - 58)

Thường được sử dụng để xử lý CTNH dạng lỏng, chất thải lỏng nguy hại được thu gom, vận chuyển và tập kết phân loại tại xưởng trung gian, sau đó tùy theo đặc điểm, tính chất của chất thải lỏng, được xử lý theo từng loại, nhóm (trạm xử lý) chất thải, thường gồm các nhóm xử lý sau:

- Nhóm xử lý dung dịch: HF, H2SO4, HCl... xuống dưới tiêu chuẩn.

- Nhóm xử lý các dung dịch chất tẩy rửa.

- Nhóm xử lý dung dịch CuCl2, muối của các kim loại nặng sử dụng công

nghệ hóa lý. Có tác dụng lọc dung dịch, trung hòa, đông tụ và lọc bùn; cặn bùn lắng xuống ép khô đóng bao và đốt hoặc chôn lấp trong hầm.

- Nhóm xử lý dung dịch lỏng lẫn dầu, xử lý các dung dịch chứa dầu thải, dầu thải nổi lên thu lại đem đốt, nước được xử lý đảm bảo theo yêu cầu.

- Nhóm xử lý 12 loại dung dịch thải có chứa kim loại nặng: Hg, Ni, Pb, Cd, Zn...., xử lý các dung dịch thành các bùn bông cặn lắng đảm bảo không chứa chất độc hại.

- Nhóm lọc bùn, ép bùn, lọc nước, bùn thải sau xử lý từ trạm xử lý chất thải lỏng. Phương pháp này có 03/08 cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương với tổng công suất 117 lít/h, xem Hình 3.8 sau.

46

Hình 3.8. Hệ thống xử lý CTNH lỏng của Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương

Thuyết minh quá trình xử lý hoá, lý: CTNH lỏng được thu gom về các bể chứa riêng theo từng loại, sau đó được bơm qua bể điều hòa, qua thiết bị phản ứng 1 (bổ sung Polime), qua thiết bị tuyển nổi, qua thiết bị phản ứng 2, thiết phản ứng 3, thiết bị lắng vách nghiêng, qua bể kiểm tra, nếu nước thải sau xử lý đạt thì xả ra hệ thống xử lý nước thải tập trung, nếu không đạt thì được tuần hoàn trở lại thiết bị phản ứng 1 để xử lý lại.

Ƣu điểm: Phương pháp này có thể xây dựng hệ thống xử lý tại nguồn phát sinh; có thể xử lý loại bỏ các thành phần nguy hại trong chất thải lỏng đến ngưỡng cho phép: Acid hoặc chất thải kiềm; kim loại nặng, xianua, dầu, hỗn hợp dầu/nước,... trước khi được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đảm bảo an toàn cho hệ thống xử lý nước thải, tiết kiệm chi phí xử lý.

Nhƣợc điểm: chưa xử lý triệt để CTNH thể lỏng, vẫn cần phải chi phí xử lý chất thải rắn hoặc xử lý nước thải phát sinh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)