Thu gom CTNH là công đoạn quan trọng trong quy trình xử lý CTNH. Tại cơ sở phát sinh, CTNH được thu gom, phân loại theo từng mã, trong các bao bì chuyên dụng và tập kết mỗi mã cho một ô, có vách ngăn cách trong khu vực tập kết. Việc thu gom, phân loại trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện khá nghiêm túc; tuy nhiên, do lượng CTNH phát sinh được phân loại theo mã để
kiểm soát. Do chúng ta áp dụng một cách máy móc theo mã EC (Danh mục chất
37
xử lý CTNH ở Việt Nam hiện nay có khoảng 12 phương pháp xử lý điều này gây khó khăn, lúng túng cho Sở TN&MT, các chủ nguồn thải và các cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương do phải nhận dạng, áp mã rất phức tạp; phân loại lưu giữ theo mã chiếm nhiều diện tích, vận chuyển riêng, trong đến nhà máy xử lý lại gom lại để xử lý cùng một phương pháp gây lãng phí công sức, chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTNH, cụ thể xem Bảng 3.2 sau đây.
Bảng 3.2. Thống kê tổng số mã CTNH của một số loại CTNH
TT Loại CTNH Tổng số mã theo Thông tƣ 12/2011/BTNMT(Mã) Phƣơng pháp xử lý Ghi chú 1 Bụi thải 15 Đốt, đóng rắn 2 Bùn thải từ quá trình xử lý nước 45 Đốt, đóng rắn
3 Dung môi thải 30 Chưng cất, đốt
4 Dung dịch thải 37 Hóa lý, đốt
5 Dầu thải 8 Đốt, chưng chất
Nguồn: Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT về Quy chế QLCTNH [4]
Những khó khăn trong quản lý CTNH có thể thấy được qua kết quả thanh tra 42 cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN năm 2013, cho thấy, CTNH phát sinh đều được các doanh nghiệp thu gom, phân loại và lưu giữ trong khu vực riêng, có mái che, có biển báo, có dấu hiệu cảnh báo, có vách ngăn,... theo quy chế quản lý CTNH; tuy nhiên, công tác thu gom CTNH tại một số doanh nghiệp còn một số tồn tại, chủ yếu là các nhóm thu gom, lưu giữ không đúng, kê khai chứng từ và chuyển giao CTNH không đúng quy định, chi tiết xem Bảng 3.3 sau đây.
38
Bảng 3.3. Thống kê vi phạm về thu gom CTNH
Hành vi vi phạm Số cơ sở vi
phạm (cơ sở)
Kê khai chứng từ CTNH không đúng quy định, 37
Để lẫn CTNH khác loại với nhau 19
Không chuyển chứng từ CTNH cho cơ quan có thẩm quyền; 15
Chuyển giao CTNH cho đơn vị không có Giấy phép QLCTNH 04
Không lưu trữ chứng từ CTNH đã qua sử dụng theo quy định 03
Nguồn: Thanh tra Tổng cục Môi trường [15]
Việc đăng ký, thu gom dầu thải, pin ắc quy thải, bộ lọc dầu đã qua sử dụng (phát sinh từ các phương tiện vận tải, xe nâng, máy nén khí,…); hộp mực in thải, bóng đèn huỳnh quang thải phát sinh từ khu vực văn phòng của cơ sở sản xuất công nghiệp là vấn đề kém nhất trong các cơ sở công nghiệp với 30/32 cơ sở sản xuất công nghiệp được thanh tra vi phạm không thu gom các loại CTNH trên theo quy định. Do các phương tiện này chủ yếu được sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở dịch vụ.
CTNH được thu gom từ các chủ nguồn thải, được vận chuyển đến 08 nhà máy xử lý CTNH bằng các xe chuyên dụng, được Tổng cục Môi trường hoặc UBND tỉnh Bình Dương cấp phép thông qua 12 doanh nghiệp hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn được 13 doanh nghiệp do Tổng cục Môi trường cấp phép vận chuyển đến các nhà máy nằm ở các tỉnh/thành phố gần Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh để xử lý. Các xe vận chuyển CTNH đều đảm bảo yêu cầu an toàn kỹ thuật và đủ điều kiện vận chuyển an toàn CTNH, có dấu hiệu cảnh báo, gắn GPS và được đăng ký trong giấy phép vận chuyển hoặc Giấy phép hành nghề QLCTNH, chi tiết xem Hình 3.3 sau đây.
39
Hình 3.3. Xe vận chuyển CTNH, Công ty TNHH Thương mại xử lý môi trường Thái Thành