Tình hình xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 69)

Theo số liệu thống kê từ sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã cấp đến hết năm 2013 thì tổng khối lượng CTNH đăng ký phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh là 92.908 tấn/năm. Cũng theo số liệu thống kê từ các chủ hành nghề QLCTNH đã thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì hiện nay các đơn vị này thu gom và xử lý được 40.885 tấn (năm 2013) tương đương với 44% tổng số lượng CTNH đăng ký phát sinh. 56% lượng chất thải đăng ký phát sinh hiện nay không có thông tin bởi các nguyên nhân sau:

Các chủ nguồn thải thường đăng ký khối lượng dự kiến phát sinh nhiều hơn khối lượng thực tế để tránh tình trạng phải đăng ký cấp lại nhiều lần khi khối lượng thực tế phát sinh tăng từ 15% trở lên so với đăng ký. Một số chủ vận chuyển, chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của các chủ nguồn thải đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng không gửi báo cáo về Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nên số liệu chưa được cập nhật đầy đủ. Việc báo cáo QLCTNH của các chủ nguồn thải hiện nay chưa được thực hiện đầy đủ hoặc có báo cáo nhưng không liệt kê đầy đủ các thông tin cần thiết dẫn đến thiếu các thông tin về tình hình phát sinh và xử lý chất thải.

Về năng lực xử lý, với 12 đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH, 01 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương và nhiều đơn vị ở các địa phương lân cận (hiện nay là 13 cơ sở) cũng được phép thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì có thể khẳng định toàn bộ CTNH phát sinh sẽ được xử lý an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ đốt còn chiếm tới 65% và CTNH được tái chế, tái sử dụng còn thấp. Việc xử lý CTNH trong hầm chôn lấp mặc dù chỉ chiếm 2% tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không phải biện pháp xử lý và rất khó kiểm soát CTNH chôn lấp trong hầm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)