Về chính sách quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 47 - 48)

Hiện nay, còn nhiều quy định phức tạp, không cần thiết và phi thực tế: Theo Thông tư 12/2011/BTNMT – Quy định về QLCTNH: Chứng từ CTNH yêu cầu phải có 09 liên; quy định quá nhiều mã CTNH; yêu cầu hợp đồng chuyển giao CTNH phải có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường,... Những quy định như vậy gây khó khăn cả cho người thực hiện và cơ quan quản lý địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường không thể chứng nhận vào hợp đồng chuyển giao CTNH giữa các doanh nghiệp phát sinh và doanh nghiệp xử lý CTNH do đây là một dạng hợp đồng dân sự nên yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hợp đồng dân sự là trái với quy định của Bộ Luật Dân sự.

Còn nhiều quy định nặng về mệnh lệnh hành chính hơn là quản lý nhà nước: Tại điểm a, khoản 2, điều 11 thông tư số 12/2011/BTNMT, yêu cầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, ít nhất mỗi doanh nghiệp vận chuyển liên tỉnh phải có 03 phương tiện vận chuyển chính chủ, từ 01/01/2013 phải có ít nhất phải có 05 và từ 01/01/2014 phải có ít nhất 08 phương tiện chính chủ và số lượng phương tiện không chính chủ không vượt quá lượng phương tiện chính chủ,... hoặc hạn chế một chủ hành nghề xử lý không quá 05 Đại lý vận chuyển, điều này đi ngược với mục tiêu xã hội hóa công tác BVMT và hoạt động thu gom, xử lý

36

CTNH; quy định này cũng tạo kẽ hở cho các chủ xử lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương thu phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu làm đại lý vận chuyển.

Luật BVMT năm 2005 chưa phân định chức năng, phạm vi quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chồng chéo giữa Sở TN&MT với Sở xây dựng, Sở khoa học và công nghệ: trong kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý CTNH, khu chôn lấp CTNH.

Việc yêu cầu chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thực tế không phải là kênh thông tin phục vụ công tác QLCTNH, vì nếu quy định từ 120kg/năm mới phải đăng ký, vậy đối với trường hợp phát sinh ít hơn không phải đăng ký, trong khi só các chủ nguồn thải CTNH có quy mô phát thải dưới 120kg chiếm số lượng nhiều, đây cũng là lượng đáng kể CTNH. Do đó việc yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải không có ý nghĩa về mặt QLCTNH mà chỉ làm tăng thủ tục cho doanh nghiệp. Hiện nay còn phát sinh tiêu cực trong quá trình thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Để quản lý tốt CTNH phát sinh rất cần có đủ thông tin phát sinh, xử lý CTNH, mà để có thông tin phục vụ công tác QLCTNH thì báo cáo QLCTNH định kỳ của các chủ nguồn thải theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT là kênh đáng tin cậy nhất, mặc dù thời gian qua, việc báo cáo chưa tốt, còn chưa chính xác, chưa đúng, tuy nhiên, có thể chấn chỉnh để nâng cao chất lượng báo cáo QLCTNH của các chủ nguồn thải thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)