Về cơ cấu tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 45 - 47)

- Cơ cấu tổ chức quản lý CTNH:

Hệ thống tổ chức các cơ quản QLCTNH được hình thành và phát triển từ năm 2009, sau khi Bộ TN&MT được kiện toàn thêm một bước là thành lập Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT và tại các địa phương cụ thể ở tỉnh Bình Dương cũng hình thành Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Bình Dương có chức năng giúp Sở TN&MT QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xem sơ đồ 3.2 sau đây.

Hình 3.2. Hệ thống quản lý CTNH

Mặc dù Bình Dương đã rất quan tâm bổ sung biên chế cán bộ được đào tạo chuyên về môi trường, nhưng theo thống kê của Sở TN&MT, đến năm 2013, tổng cán bộ được đào tạo các chuyên ngành về môi trường hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong tỉnh rất nhỏ (19/46 người) chiếm 41% lượng cán bộ quản lý môi trường; trong đó, có 14/19 cán bộ hiện đang công tác tại Sở

Bộ TN&MT

Tổng cục Môi trường (Cục Quản lý chất thải)

SởTN&MT (Chi cục BVMT)

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện

PhòngTN&MT

UBND cấp xã

34

TN&MT chiếm tới 73,68 % cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, chỉ có 26,32% cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành đang công tác ở cấp huyện; đặc biệt ở cấp xã hầu như không có biên chế cán bộ quản lý môi trường. Với lực lượng cán bộ có chuyên môn như vậy (19 cán bộ), hiện đang quản lý trên dưới 20.000 doanh nghiệp là quá nhỏ so với lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể xem Bảng 3.1 sau đây.

Bảng 3.1. Thực trạng biên chế cán bộ quản lý môi trƣờng của tỉnh Bình Dƣơng năm 2013

TT Cơ quan quản lý Nhà nƣớc Số lƣợng

(người/CQ) Chuyên môn đƣợc đào tạo Môi trƣờng Chuyên môn khác

1 Sở Tài nguyên và Môi trường

(Chi cục 18, Thanh tra 04) 22 14 08

2 UBND thành phố Thủ Dầu Một 04 01 03

3 UBND thị xã Thuận An 03 01 02

UBND thị xã Dĩ An 03 0 03

UBND thị xã Tân Uyên 03 01 02

UBND thị xã Bến Cát 03 0 03

4 UBND huyện Dầu Tiếng 02 0 02

UBND huyện Phú Giáo 02 0 02

UBND huyện Bắc Tân Uyên 02 01 01

UBND huyện Bàu Bàng 02 01 01

5 UBND cấp xã 0 0 0

Tổng 46 19 27

35

Việc có quá ít cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc trắng cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã cho thấy năng lực quản lý và việc triển khai các quy định về bảo vệ môi trường cũng như khả năng kiểm tra, giám sát công tác BVMT và quản lý chất thải của địa phương cực kỳ hạn chế. Việc gò ép biên chế ở các cấp quản lý môi trường đã hạn chế rất lớn trong triển khai các quy định về QLCTNH và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác BVMT và quản lý chất thải ở các KCN và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt là ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nơi thường xuyên diễn ra các vi phạm về BVMT những không có con người để thực thi các công vụ (nhắc nhở, xử lý vi phạm,...).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)