Thanh tra, kiểm tra, giám sát QLCTNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 68)

Đối với công tác QLCTNH, hoạt động thanh, kiểm tra là một khâu cực kỳ quan trọng để quản lý, là công cụ thiết yếu của quản lý Nhà nước. Hàng năm, hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường được Bộ TN&MT, Sở TN&MT triển khai thường xuyên đối với khoảng 30% các doanh nghiệp có phát sinh chất thải quy mô lớn và 12/12 cơ sở hành nghề QLCTNH trên địa bàn tỉnh, do lĩnh vực này là loại hình nhạy cảm về môi trường và được xếp vào loại hình hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Hoạt động thanh, kiểm tra nhằm đánh giá, rà soát việc thực hiện nội dung Giấy phép QLCTNH đã cấp. Bên cạnh đó, còn nhằm phát hiện, xử lý vi phạm và phát hiện những bất cập trong về cơ chế, chính sách QLCTNH để từ đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Tuy nhiên, do các quy định về QLCTNH quá nhiều thủ tục hành chính và quá rườm rà về thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý nên kết hợp với khung và mức phạt cao, đây cũng là kẽ hở cho việc phát sinh các tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Mặt khác, muốn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra thì phải có con người, trong khi cả tỉnh chỉ có vẻn vẹn 46 cán bộ, chuyên viên làm công tác tham mưu quản lý môi trường và hoàn toàn “trắng” ở cấp xã.

57

3.4. Đánh giá xử lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

3.4.1. Tình hình xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Theo số liệu thống kê từ sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã cấp đến hết năm 2013 thì tổng khối lượng CTNH đăng ký phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh là 92.908 tấn/năm. Cũng theo số liệu thống kê từ các chủ hành nghề QLCTNH đã thu gom, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì hiện nay các đơn vị này thu gom và xử lý được 40.885 tấn (năm 2013) tương đương với 44% tổng số lượng CTNH đăng ký phát sinh. 56% lượng chất thải đăng ký phát sinh hiện nay không có thông tin bởi các nguyên nhân sau:

Các chủ nguồn thải thường đăng ký khối lượng dự kiến phát sinh nhiều hơn khối lượng thực tế để tránh tình trạng phải đăng ký cấp lại nhiều lần khi khối lượng thực tế phát sinh tăng từ 15% trở lên so với đăng ký. Một số chủ vận chuyển, chủ xử lý, chủ hành nghề QLCTNH hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của các chủ nguồn thải đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng không gửi báo cáo về Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nên số liệu chưa được cập nhật đầy đủ. Việc báo cáo QLCTNH của các chủ nguồn thải hiện nay chưa được thực hiện đầy đủ hoặc có báo cáo nhưng không liệt kê đầy đủ các thông tin cần thiết dẫn đến thiếu các thông tin về tình hình phát sinh và xử lý chất thải.

Về năng lực xử lý, với 12 đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương được cấp phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH, 01 Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương và nhiều đơn vị ở các địa phương lân cận (hiện nay là 13 cơ sở) cũng được phép thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì có thể khẳng định toàn bộ CTNH phát sinh sẽ được xử lý an toàn. Tuy nhiên, tỷ lệ đốt còn chiếm tới 65% và CTNH được tái chế, tái sử dụng còn thấp. Việc xử lý CTNH trong hầm chôn lấp mặc dù chỉ chiếm 2% tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, không phải biện pháp xử lý và rất khó kiểm soát CTNH chôn lấp trong hầm.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý CTNH

Qua kết quả thanh tra các cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể thấy ưu điểm chung của các hệ thống xử lý là có chi phí đầu tư ban đầu thấp,

58

vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng được yêu cầu xử lý CTNH phát sinh trong và ngoài tỉnh. Công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu là công nghệ đơn giản, đa dụng.

Việc đầu tư công nghệ xử lý đa dụng đã phát huy tối đa công năng, hiệu quả của hệ thống, xử lý được nhiều loại CTNH trên cùng một hệ thống được đầu tư, chẳng hạn như lò đốt tĩnh 2 cấp có thể xử lý được nhiều mã CTNH như bùn thải, bao bì mềm thải, các loại dầu thải,... trong đó, dầu thải vừa là CTNH cũng là nhiên liệu để xử lý CTNH khác trong lò đốt; hoặc hệ thống ngâm tẩy, làm sạch; hệ thống hóa rắn,... có thể xử lý được nhiều loại CTNH khác nhau.

Một số phương pháp xử lý có tỷ lệ CTNH sau xử lý được tái chế, tái sử dụng cao (khoảng 98 đến 99%, như: phương pháp xúc rửa bao bì cứng nhiễm thành phần nguy hại, phương pháp ngâm, tẩy làm sạch, tái chế ác quy, xử lý linh kiện điện tử,...)

Tuy nhiên, công nghệ xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng có hạn chế là kém bền vững, ít thân thiện với môi trường. Các phương pháp được đầu tư mới chỉ nhằm xử lý CTNH phát sinh mà chưa chú trọng đến việc thu hồi, tái sử dụng các nguồn năng lượng phát sinh từ quá trình xử lý CTNH.

Hầu hết các phương pháp xử lý đều phát sinh nguồn ô nhiễm thứ cấp: chất thải rắn, khí thải, nước thải, hơi hóa chất,... hoặc chỉ là biện pháp cô lập, giảm thiểu tạm thời các tác hại của CTNH mà chưa được xử lý an toàn (biện pháp chôn lấp trong hầm bê tông).

3.4.3. Quy hoạch xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Để quản lý tốt hoạt động xử lý chất thải nói chung và CTNH của hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngày 10/9/2012 UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2474/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý - xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là quản lý - xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy

79

nhiên, quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn khó khó khăn do thủ tục vay vốn quá phức tạp. Việc đẩy mạnh xã hội hóa, đặc biệt là quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH sẽ góp phần huy động mọi nguồn lực sẵn có để QLCTNH.

- UBND tỉnh và các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh cần ưu tiên đầu tư từ ngân sách cho các khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệpvới công nghệ xử lý hiện đại tại các trung tâm vùng để tiếp nhận, xử lý CTNH như: Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương, các trạm trung chuyển chất thải trên địa bàn tỉnh,...

3.8.3. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT và QLCTNH

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến, tuyên truyền công tác BVMT và QLCTNH; các hoạt động cần được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, cộng đồng dân cư đô thị và nông thôn.

- Thường xuyên thay đổi cách thức, băng rôn biểu ngữ tránh nhàm chán, đơn điệu, kết hợp tuyên truyền thông qua các cuộc vận động, các cuộc thi tìm hiểu về Luật Bảo vệ môi trường với việc vinh danh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình về thực hiện tốt công tác BVMT và QLCTNH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, tổ chức, chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về tác hại của CTNH, nâng cao ý thức cộng đồng tham gia hoạt động thu gom CTNH.

- Việc công khai thông tin của các đối tượng vi phạm về QLCTNH trên các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức cần thiết; một mặt, tạo áp lực của công chúng buộc các cơ sở vi phạm phải khắc phục hậu quả và thực hiện tốt công tác BVMT và QLCTNH.

- Cần lồng ghép chương trình giáo dục kiến thức QLCTNH với chương trình học tập của các cấp học thông qua các hoạt động thực tế về vệ sinh môi trường trong trường học và địa phương để từng bước nâng cao nhận thức cộng

80

đồng về QLCTNH cho học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3.9. Đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả QLCTNH công nghiệp nghiệp

Từ thực tế QLCTNH thời gian qua tại tỉnh Bình Dương có thể thấy, yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định là con người trong bộ máy quản lý Nhà nước, nếu không có con người có đủ trình độ, năng lực quản lý thì khó có thể quản lý CTNH một cách hiệu quả. Để có thể QLCTNH hiệu quả ngay từ bây giờ, tỉnh Bình Dương cần triển khai và hoàn thiện các giải pháp cụ thể sau đây:

3.9.1. Về cơ cấu tổ chức

Cần thành lập ngay Phòng Quản lý chất thải tại Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT với chức năng tham mưu QLCTNH, và bổ sung biên chế cho các cấp quản lý có biên chế cho các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, các huyện và UBND cấp xã, dự kiến biên chế như Hình 3.17 sau.

Hình 3.17. Đề xuất hoàn thiện cơ cấu tổ chức QLCTNH tại Bình Dương

Sau khi có đủ biên chế quản lý, cần có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường cho những người chưa được đào tạo chuyên môn về BVMT và QLCTNH theo hai hình thức, vừa học, vừa làm (ngắn hạn) hoặc đào

Chi cục BVMT -Phòng QLCT: Từ 3-5 biên chế Phòng TNMT thành phố thuộc tỉnh: 03 biên chế Phòng TNMT thị xã thuộc tỉnh: 03 biên chế UBND phường: 02 biên chế Phòng TNMT Huyện thuộc tỉnh: 02 biên chế UBND xã: 01 biên chế UBND thị trấn: 02 biên chế

81

tạo chính quy (đầu tư từ ngân sách để theo học các khóa đào tạo tập trung dài hạn tại các cơ sở đào tạo).

3.9.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động QLCTNH:

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT và QLCTNH, một trong những giải pháp quan trọng trong tầm kiểm soát của tỉnh Bình Dương là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTNH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về QLCTNH. Xử lý nghiêm các vi phạm về BVMT, đặc biệt là các vi phạm về QLCTNH.

Lắp đặt, kết nối và tích hợp 100% GPS của các xe vận chuyển CTNH vào hệ thống kiểm soát của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương;

Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo QLCTNH và báo cáo tình hình phát sinh và QLCTNH qua hộp thư điện tử của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.

82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Trần Yêm trong quá trình làm luận văn, tác giả đã hoàn thành luận văn với nội dung:“Đánh giá quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”. Luận văn sau khi hoàn thành đã đạt được những kết quả như sau:

1. Tác giả đã bám sát nội dung đề cương đã được phê duyệt để thu thập tài liệu thực tế có liên quan, so sánh, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, hoàn thành đủ khối lượng và đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể là đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLCTNH ở Việt Nam nhưmục tiêu Luận văn đã đề ra.

2. Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương để phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác QLCTNH.

3. Đã đánh giá các công nghệ xử lý CTNH và hiệu quả xử lý CTNH đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương, nhằm so sánh, đánh giá hiệu quả xử lý CTNH; giúp người đọc thấy được thực trạng và những kết quả QLCTNH của địa phương, đánh giá những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập.

4. Kết quả đã đề xuất được những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương là: Vận dụng các quy định về QLCTNH sửa đổi, bổ sung trong các chính sách, văn bản pháp luật, hoàn thiện về quản lý và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tuyên truyền phỏ biến pháp luật nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLCTNH và BVMT trong trong thời gian tới.

5. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công nghệ xử lý CTNH hiện có của Việt Nam còn chưa thực sự hiện đại, chủ yếu sử dụng các công nghệ đơn giản,đa dụng, quy mô công suất nhỏ, chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu xử lý CTNH phát sinh mà chưa quan tâm thu hồi tái sử dụng năng lượng phát sinh từ quá trình xử lý CTNH; chưa chú trọng nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường,... Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững,

83

phát triển xanh, trong thời gian tới, cần triển khai mạnh chương trình sản xuất sạch hơn, cần nghiên cứu áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, ưu tiên công nghệ có tỷ lệ tái chế, tái sử dụng cao. Cần thay đổi tư duy coi rác là nguồn tài nguyên, là nhiên liệu hoặc nguyên liệu thay vì coi đó là chất “thải bỏ” như hiện nay. Ngoài ra, còn cần nghiên cứu chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù chỉ có ở Việt Nam.

Như vậy, Luận văn này đã mang lại những kết quả về tổng hợp, phân tích thông tin về tình hình QLCTNH; đưa ra những đề xuất giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn về QLCTNH ở Việt Nam. Kết quả của Luận văn sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện thể chế, chính sách QLCTNH và BVMT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KIẾN NGHỊ

Để QLCTNH có hiệu quả, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện một số nội dung cụ thể sau đây:

1. Về cơ cấu tổ chức quản lý: Chính phủ bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục BVMT của Sở TN&MT; cần định biên tối thiểu 03 biên chế cán bộ quản lý môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; 01 biên chế cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã. Tỉnh Bình Dương cần sớm thành lập Phòng quản lý chất thải rắn tại các Chi cục BVMT để tham mưu quản lý các loại chất thải nói chung và CTNH nói riêng.

2. Về chính sách: Tỉnh cần tiếp tục rà soát, phân định rõ trách nhiệm của Sở TN&MT, Sở Xây dựng và Sở Khoa học và Công nghệ trong quản lý CTNH giảm chồng chéo; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường chất lượng báo cáo QLCTNH, đây chính là kênh quan trọng và tin cậy để cung cấp thông tin phát sinh, xử lý CTNH và chất thải rắn tại các địa phương để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về BVMT và QLCTNH của địa phương.

3. Tiếp tục rà soát đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ cấp các hồ sơ, thủ tục, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, để quản lý tốt CTNH công

84

nghiệp, tiến tới quản lý hiệu quả và toàn diện CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Cần tiếp tục triển khai nhân rộng việc xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp tại các trung tâm vùng có công nghiệp phát triển mạnh. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất xanh, sản xuất sạch hơn (tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, giảm thiểu chất thải; đầu ra,...); nghiên cứu công nghệ xử lý chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)