Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu 2527_013247 (Trang 54)

3.3.3.1 Phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo:

Phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng giúp loại bỏ các biến quan sát không đóng góp vào khái niệm cần đo. Các biến này sẽ thể hiện qua hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total

Correlation) bé hơn 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted cho biết hệ số tin cậy thang đo chung sẽ thay đổi bao nhiêu nếu xóa biến “rác”. Một số điều kiện được đưa ra để đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha:

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, 2008; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) là rất tốt khi giá trị hệ số từ 0.8 đến gần bằng 1, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt, thang đo đủ điều kiện khi hệ số ≥ 0.6. Trong một số nghiên cứu mới, thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể được chấp

nhận (Nunnally và Bernstein, 1994).

3.3.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá:

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được thực hiện tiếp theo. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng để rút gọn một tập nhiều biến quan sát ban đầu thành một nhóm chứa các biến có ý nghĩa hơn, phù hợp hơn trong mô hình nghiên cứu. Việc hình thành các biến mới này dựa vào điểm hội tụ tại ma trận xoay. Các tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO đạt yêu cầu từ 0.5 trở lên và dao động trong khoảng (0.5 ≤ KMO≤ 1) là điều kiện đủ để việc phân tích nhân tố là phù hợp (Trọng & Ngọc,

2008). Nếu hệ số này không đạt mức 0.5 trở lên nghĩa là phương pháp phân tích nhân

tố không phù hợp với tập dữ liệu.

Kiểm định Bartlett: được dùng để kiểm định liệu các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không (điều kiện để thực hiện phân nhóm). Điều kiện để kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi Sig < 0.05.

Trị số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân

tố): là một tiêu chí để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Eigenvalue ≥ 1 là điều kiện để nhân tố được giữ lại trong mô hình phân tích. (Trọng & Ngọc, 2008).

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Chỉ số Cummulative (tổng

phương sai tích lũy cho biết các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và thất

thoát bao nhiêu % của các biến quan sát). Các nhân tố được trích được chấp nhận khi

tổng phương sai trích ≥ 50%.

Hệ số Factor Loading được định nghĩa là trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố. Là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (Hair và cộng sự, 1998). Hệ số tải càng cao thì mối tương quan giữa các biến quan sát và các nhân tố càng tốt.

Nếu Factor loading > 0,5 biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Hệ số tải > 0,3 là mức tối thiểu để biến quan sát được giữ lại. Hệ số tải > 0,7 thì biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt. Để đảm bảo tính phân biệt giữa các nhân tố, biến quan sát sẽ bị loại nếu có chênh lệch hệ số tải nhân tố < 0,3.

3.3.3.3 Phân tích tương quan Pearson

Trước khi thực hiện hồi quy, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa chúng, đồng thời làm cơ sở để hiệu chỉnh mô hình nếu phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến ở bước phân tích tiếp theo. Nếu giá trị Sig < 0.05 thì cặp biến có mối tương quan, nếu giá trị Sig > 0.05: cặp biến không có mối tương quan.

Hệ số tương quan Pearson sẽ biến thiên trong phạm vi từ -1 đến +1:

- Hệ số Pearson càng gần -1 thì mối quan hệ nghịch biến càng cao, hệ số Pearson

bằng -1, ta gọi đó là trường hợp “Tương quan nghịch hoàn hảo”

- Hệ số Pearson càng gần +1 thì mối quan hệ đồng biến càng cao, hệ số Pearson

bằng +1, ta gọi đó là trường hợp “Tương quan thuận hoàn hảo”

- Hệ số Pearson càng gần 0 thì mối quan hệ tuyến tính càng yếu, hệ số Pearson

bằng 0, trường hợp “Hoàn toàn không tương quan”.

3.3.3.4 Phân tích hồi quy

Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích hồi quy nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

a. Bảng tóm tắt mô hình: R2 hiệu chỉnh (AdjustedR Square) hiển thị mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Sử dụng R2 hiệu chỉnh thay thế cho R2 vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). R2 từ 0.5 đến 1 thì mô hình là tốt.

b. Bảng ANOVA phân tích phương sai để kiểm định độ phù hợp của mô hình. Mục đích của kiểm định này là kiểm tra cặp giả thuyết

H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6= 0 (không có quan hệ tuyến tính)

H1: β1+ β2 + β3 + β4 + β5 + β6 ≠ 0 có ít nhất 1 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Nếu kiểm định F có giá trị Sig < 0.05 ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận H1, việc phân tích hồi quy là có ý nghĩa và phù hợp và ngược lai.

c. Bảng kết quả hồi quy: Kiểm định các hệ số góc của mô hình. Mục đích của

kiểm định này là kiểm định cặp giả thuyết:

H0: βi = 0 (nhân tố i không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc) H1: βi0 (nhân tố i có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc)

Nếu giá trị kiểm định t có hệ số Sig < 0.05, ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1 và kết luận các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc (hay nói cách khác là sự tác động của biến độc lập i lên biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê) và ngược lại. Từ đó, đưa ra kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình.

d. Kiểm tra các giả định hồi quy:

VIF (Variance Inflation Factor) Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.217-218), quy tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.497), khi VIF > 2 cần phải cẩn thận xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Hệ số tương quan chuỗi bậc nhất Dubin Watson được chấp nhận khi 1.5<d<2.5, nếu đạt điều kiện này, tập dữ liệu đang xét không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra hay nói cách khác không có sự tương quan giữa các phần dư trong mô hình.

Kiểm tra giả định phần dư phân phối chuẩn: Biểu đồ tần số Histogram và đồ thị P-P Plot.

Kiểm tra giả định phương sai phần dư không đổi: Dùng kiểm định Spearman để kiểm tra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Nếu Sig > 0,05, ta kết luận

phương sai phần dư là đồng nhất, giả định phương sai phần dư không đổi không bị vi

phạm.

3.3.3.5 Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng đối với các biến định tính Công cụ sử dụng là phép kiểm định Independent simple T-Test, hoặc phân tích phương sai Anova.

Phép kiểm định Independent simple T-Test được sử dụng trong trường hợp các

yếu tố nhân khẩu học có hai thuộc tính. Trường hợp Sig Levene ≥ 0.05 có ý nghĩa là phương sai giữa 2 biến định tính là không khác nhau. Ta sử dụng kết quả của Phương

sai Cân bằng được giả định (Equalvariances assumed) để nhận xét, nếu Sig T-Test > 0.05: không có sự khác biệt giữa các biến định tính với biến phụ thuộc, nếu Sig T- Test ≤ 0.05: có sự khác biệt giữa các nhóm biến Trường hợp Sig Levene < 0.05 có ý nghĩa là phương sai giữa 2 biến định tính là khác nhau. Ta sử dụng kết quả của Phương

sai cân bằng không được giả định (Equalvariances not assumed) để nhận xét, nếu Sig

T-Test ≤ 0.05: có sự khác biệt giữa các biến định tính với biến phụ thuộc, nếu Sig T- Test > 0.05: không có sự khác biệt giữa các nhóm biến.

Phép kiểm định Anova được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu học có ba thuộc tính trở lên. Điều kiện để thực hiện Anova là các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên; các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu đủ lớn để tiệm cận với phân phối chuẩn; phương sai của các nhóm

so sánh phải đồng nhất. Trong kiểm định Anova, giá trị Sig Levene > 0.05 là điều kiện bắt buộc để đảm bảo giả định về sự đồng nhất phương sai giữa các nhóm phân loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Khi đó ta xét bảng Anova, nếu Sig Anova < 0.05 có sự khác biệt trung bình về mức độ tác động của các nhóm, nếu Sig Anova ≥ 0.05 không có sự khác biệt trung bình giữa các nhóm.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan về NH Á Châu - PGD Nguyễn Thái Bình:

PGD Nguyễn Thái Bình thành lập ngày 24/03/2008. Đến ngày 15/10/2012, PGD

Nguyễn Thái Bình đã được dời về trụ sở mới là 176 - 178 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Số điện thoại: (08)39151310 - Số Fax: (08) 39151311 - SWIFT Code: ASCBVNVX

Các nghiệp vụ chủ yếu của PGD Nguyễn Thái Bình bao gồm:

- Sản phẩm huy động có kì hạn: tiền gửi có kì hạn, tiền gửi góp ngày, tiền gửi tương lai, tiền gửi đa năng, tiết kiệm có kì hạn.

- Sản phẩm huy động không kì hạn: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kì hạn,

tiết kiệm nhà ở.

- Vay phục vụ xuất kinh doanh: vay kinh doanh, vay tiểu thương, vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán.

- Vay phục vụ đời sống: vay mua nhà, vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng - bảo toàn, vay tiêu dùng - bảo tín, vay tiêu dùng CBNV, vay du học, vay chứng minh năng

lực tài chính, vay bảo đảm bằng thẻ tiền gửi...

- Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước

ngoài, chuyển tiền nhanh từ VN ra nước ngoài, dịch vụ chuyển vàng trong nước. - Sản phẩm dịch vụ NH điện tử: Mobile Banking, Internet Banking, phonebanking, Email Banking & các dịch vụ NHĐT khác.

4.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và các phòng ban tại PGD Nguyễn Thái Bình:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Nguyễn Thái Bình

> Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận tại PGD Nguyễn Thái Bình:

Giám đốc

- Nhận chỉ tiêu kế hoạch do giám đốc chi nhánh, tổ chức thực hiện kế hoạch. - Tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp thị và trực tiếp tham gia công tác tiếp thị. - Tổ chức thục hiện công tác thẩm định tín dụng và trực tiếp tham gia công tác thẩm định, phân tích tín dụng.

- Theo dõi tình hình thanh khoản, huy động vốn và sử dụng vốn hàng ngày để tối ưu hóa việc sử dụng vốn.

- Thu nhập thông tin về những biến động của môi trường bên ngoài để kịp thời

- Chỉ dẫn, ra lệnh, động viên, tạo ra những điều kiện thuận lợi để người dưới quyền thực hiện tốt công việc.

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu sao cho đạt kế hoạch

- Đại diện được ủy quyền của tổng giám đốc ký hết các văn bản, hợp đồng chứng

từ với KH, các đối tác hoăc để thực hiện nghiệp vụ trong nội bộ.

- Đại diện NH theo ủy quyền trong việc quan hệ với các tổ chức, chính quyền địa phương.

Phó giám đốc:

Chức năng tương đương giám đốc và sở hữu quyền giám đốc khi giám đốc không có mặt tại NH.

Kiểm soát viên

- Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, phê duyệt các giao dịch do giao dịch viên chuyển đến; kiểm soát các chứng từ hạch toán; báo cáo số liệu nghiệp vụ hàng ngày theo quy định.

- Thực hiện công việc kế toán cuối ngày,tháng, năm,đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khóa sổ sách kế toán.

- Giải thích, hướng dẫn, thu thập thông tin từ KH đồng thời có trách nhiệm phản

hồi dến lãnh đạo phòng và các bộ phận chức năng để nâng cao chất lượng công tác kế toán nói riêng và chất lượng dịch vụ của NH nói chung.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc, giám sát hàng ngày các giao dịch viên. - Đề xuất, xây dựng những phương án và phương thức giao dịch; báo cáo trưởng/phó phòng các vấn để nghiệp vụ phát sinh và đề xuất phương án giải quyết.

- Trợ giúp, tham mưu cho trưởng đơn vị về các nghiệp vụ, quy định liên quan tới nghiệp vụ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao.

PFC ( nhân viên tín dụng cá nhân)

- Phát triển KH. - Chăm sóc KH.

- Công tác khác:

+ Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho KHCN trong phạm vi được phân công.

+ Thu thập thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh.

+ Báo cáo công việc, cập nhập thông tin KH đầy đủ và chính xác theo quy định.

RA ( nhân viên quan hệ KH doanh nghiệp)

- Tư vấn sản phấm, dịch vụ cho KH. - Chăm sóc, phát triển KH.

- Phân tích hồ sơ tín dụng của KH doanh nghiệp: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích hồ sơ vay vốn của KH hiện hữu và KH mới theo quy định của ACB.

- Công việc khác

+ Cung ứng các sản phẩm dịch vụ bán chéo KHCN. + Thực hiện các công việc theo phân công của lãnh đạo.

• CSR

- Củng cố và phát triển mối quan hệ KH nhằm khai thác tối đa nhu cầu sản phẩm

dịch vụ của NH.

- Chăm sóc KH hiện hữu được phân công quản lý.

- Tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng những khó khăn vướng mắc mà KH gặp

phải.

- Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch tiền gửi, thanh toán quốc tế.

- Quản lý các thông tin giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi của KH. - Tạo thông tin KH trên hệ thống nội bộ.

• Teller

- Nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết quỹ cuối ngày.

- Thực hiện các giao dịch tiền gửi, rút tiền ( tiền mặt, vàng, tiền chuyển khoản)

trên các tài khoản chuyển dùng của KH.

- Thực hiện giao dịch rút tiền từ thẻ tín dụng trong và ngoài nước phát hành, nạp

tiền vào tài khoản thẻ.

- Nhận và chi trả chuyển tiền trong và ngoài nước cho KH. - Thực hiện thu đổi séc du lịch, séc nước ngoài phát hành.

- Thực hiện thu đối ngoại tệ tiền mặt, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, chuyển khoản cho KH.

- Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi), tiền mặt, vàng,chuyển khoản. - Thực hiện thu đúng và đủ các loại phí dịch vụ theo biểu phí ban hành.

Thủ quỹ và kiểm ngân

- Tiếp nhận quỹ từ chi nhánh chuyển giao - Thu và chi các khoản tiền lớn

- Kiểm tra lượng tiền đầu vào đầu ra trong ngày

• Hành chánh:

- Đảm trách mọi công việc về tổ chức và hậu cần cho chi nhánh. - Phụ trách công tác văn thu, hành chánh, lễ tân.

- Phối hợp với hội sở để thực hiện côn Quản lý, nhập và xuất kho các tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của chi nhánh.

- Quản lý lịch trình các phương tiện đi lại của chi nhánh.

4.1.2 Thực trạng PGD Nguyễn Thái Bình:

Kết quả kinh doanh PGD Nguyễn Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020

2019 559 700 (-) 141 thẻ

2020 612 800 (-) 188 thẻ

Nguồn: báo cáo kinh doanh PGD

Theo báo cáo nội bộ thường niên PGD Nguyễn Thái Bình (Bảng 4.1), tổng vốn huy động tăng ổn định từ 2018 đến 2020. Tổng vốn huy động vào năm 2018 là

Một phần của tài liệu 2527_013247 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w