CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 26 - 29)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Hiện nay, các nhà phân tích trong và ngoài nước thường sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính với nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM như nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013) dùng NIM, ROA, ROE để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại tại Kenya; Ong Tze

động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Malaysia; Ali, Akhtar và Ahmed (2011) cũng dùng ROA và ROE để thực hiện nghiên cứu của mình; Almazari, Ahmad Aref (2014) dùng ROA; Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) dùng ROA, ROE; Lê Đồng Duy Trung (2020) dùng ROA, ROE để thực hiện đề tài của mình vì phương pháp này tương đối đơn giản và dễ hiểu. Đặc biệt qua những nghiên cứu kể trên, chỉ số sinh lời ROA, ROE được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động. Trong giới hạn của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng hai chỉ số trên (ROA và ROE) để phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA)

Tỷ số này được sử dụng trong bài nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar

và Ahmed (2011); Almazari, Ahmad Aref (2014); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020). Theo Phan Đức Dũng (2008), tỷ số lợi nhuận trên tài sản là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là một tháng, một quý, nửa năm, hay một năm) chia cho tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong

cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Công thức được xác định như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế 1 ,

J ,—x 100%

Tong tài sản

Theo Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh

nghiệp. Nói cách khác, ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản tại ngân hàng. Một mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay sử dụng tài sản không hợp lý hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá

mức. Ngược lại, mức ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên, nếu mức sinh lợi quá lớn cũng có thể ngân hàng đang thực hiện các dự án đầu tư mạo hiểm với những rủi ro lớn. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu ROA được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%, còn trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Toàn (2016), ông cho rằng đối với những nước đang phát triển như ở Việt Nam, nếu chỉ số ROA thấp hơn 0,5% thì được cho là hiệu quả tài chính yếu kém; nếu mức từ 0,5% - 1% thì có thể xếp loại trung bình; ROA nằm trong khoảng 1% - 2% thì ngân hàng hoạt động tốt; nếu ROA đạt mức trên 2% thì được xem là hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng đây là một trong những chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu hoạt động

tốt vì thứ nhất, phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản. Thứ hai, tạo ra sự kết nối các kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của ngân hàng bất kể ngân

hàng đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và là chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng

Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này được dùng trong bài nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar và Ahmed (2011); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020). Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn ở một công ty. Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, tính trong một thời kỳ nhất định (một tháng, một quý, nửa năm, hay một năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn trong tỷ số này là vốn phổ thông (common equity). Công thức của tỷ số này như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu x 100%

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ (Nguyễn

Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007). Nói cách khác, ROE phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận mà các cổ đông nhận được khi đầu tư vào ngân hàng. Do đó, ROE là một trong những chỉ tiêu được nhà đầu tư quan tâm và thường sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi

của ngân hàng, giúp các nhà đầu tư tiềm năng đưa ra quyết định góp vốn vào ngân hàng. Khi mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao ngụ ý rằng ngân hàng sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, và cũng chứng tỏ là ngân hàng đã cân đối một cách hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu ROE được đánh giá tốt trong khung ROE ≥12-15% còn trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Toàn (2016), ông cho rằng ROE đạt trên 30%

thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng rất cao; hiệu quả tương đối tốt khi ROE đạt mức 20% - 30%; trong khoảng 10% - 20% thì có thể xem ngân hàng đạt mức ROE trung bình; dưới 10% thì ngân hàng phải xem xét lại cơ cấu nguồn vốn để có những chính sách điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 26 - 29)