CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 29)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.

Trên cơ sở phân tích quan điểm, tổng hợp kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước như Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013); Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar và Ahmed (2011); Almazari, Ahmad Aref (2014); Adusei, Michael (2015); Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013); Nguyễn Việt Hùng (2008); Lê Đồng Duy Trung (2020). Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả lựa chọn các yếu tố phản ánh được một cách tổng quát nhất và có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM tại thời điểm nghiên

cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các nghiên cứu thường chia thành hai nhóm yếu tố vi mô và vĩ mô:

(i) Các yếu tố vi mô bao gồm các yếu tố nội tại, có liên quan đến quản trị chính

sách ngân hàng như quy mô ngân hàng: quy mô; tỷ lệ chi phí trên doanh thu; vốn; tỷ lệ cho vay trên tài sản; tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản; tỷ lệ tập trung tài sản nghành.

(ii) Các yếu tố vĩ mô là những yếu tố phản ánh tình hình kinh tế hoặc môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động và hiệu quả của ngân hàng như tỷ lệ tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát hằng năm; tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 hằng năm.

2.4.1 Yeu tố vi mô Quy mô ngân hàng (QM)

Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng. Theo lý thuyết kinh tế về lợi thế quy mô (Economiesof scale theory), quy mô ngân hàng càng lớn thì chi phí trong dài hạn giảm và do đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng; tuy nhiên lý thuyết bất lợi kinh tế vi quy mô (Diseconomies of scale theory) thì ngược lại với nội dung lợi thế về quy mô chỉ phát huy trong một giới hạn nhất định nào đó mà khi quá ngưỡng trên việc tăng quy mô không còn đem lại lợi thế nữa khi chi phí bình quân trong dài hạn có xu hướng gia tăng từ đó lợi nhuận sẽ giảm đi. Do đó, việc quy mô ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động sẽ còn phụ thuộc vào mức độ quy mô của ngân hàng hiện tại có thực sự phù hợp và dựa trên hai cơ sở lý thuyết trên.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của quy mô không lớn, như vậy một số ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt độ vì theo ông tác động tích cực của quy mô tổng tài sản chỉ có một giới hạn nhất định. Khi tổng tài sản quá lớn, vượt quá điểm hiệu quả về quy mô thì có thể dẫn đến những hiện tượng phi kinh

tế theo quy mô gây khó khăn trong giám sát quản lý sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar Ahmed (2011); Adusei, Michael (2015), Bogale (2019) cho rằng quy mô ngân hàng

có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong mô hình vì ngân hàng lớn có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế và đạt được lợi nhuận cao hơn. Lê Đồng Duy Trung (2020) quy mô tổng tài sản tác động dương đến ROA tuy nhiên khá nhỏ bên cạnh đó tác động này không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp ROE. Kết quả về tác động dương nhỏ trong trường hợp ROA và không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp ROE hàm ý khi tăng trưởng quy mô, bên cạnh việc các NHTM sẽ có lợi thế hơn về tính kinh tế nhờ quy mô và tính kinh tế nhờ phạm vi, thường đi liền với việc phát triển mạng lưới và sự phức tạp hơn trong cơ cấu tổ chức, qua đó, gặp phải sự phi hiệu quả trong quản lý, và thường trì trệ, hành chính hơn, do vậy, sự tăng trưởng quy mô của chúng không giúp tăng cường mạnh khả năng sinh lời.

Theo Almazari, Ahmad Aref (2014) quy mô của tổng tài sản có tác động âm đến quan hệ giữa khả năng sinh lời. Vì theo ông quy mô càng lớn thì càng có nhiều bất cập, các ngân hàng đang phát triển có thể phải đối mặt với lợi nhuận cận biên giảm dần vì vậy lợi nhuận trung bình sẽ suy giảm theo kích thước. Lợi thế thông tin và sức mạnh thực thi thu được từ quy mô là không đáng kể đối với các ngân hàng lớn.

Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 1 (H1): Quy mô tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tổng chi phí trên tổng doanh thu (CP_DT)

Tổng chi phí trên tổng doanh thu được đo lường bằng tổng chi phí trên tổng

doanh thu của ngân hàng. Tỷ số này phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra và đầu vào để đạt được mức hiệu quả mong đợi (Peter S. Rose, 2004). Chi phí là khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, nếu chi phí quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận. Do vậy, để ngân hàng hoạt động có hiệu

quả cần có những biện pháp quản lý chi phí thích hợp. Theo bài nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang; Nguyễn Việt Hùng (2008); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020); Almazari, Ahmad Aref (2014), Bogale (2019) tỷ số này có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động vì nếu chi phí hoạt động càng lớn hoặc doanh thu càng thấp (hoặc cả hai) sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động hay nếu các ngân hàng thương mại thực hiện các món cho vay có nhiều rủi ro, thì sẽ làm tăng chi phí hoạt động tín dụng và giảm thu từ chính những hoạt động này.

Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 2 (H2): Tổng chi phí trên tổng doanh thu tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Vốn (SH_TS)

Vốn được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng. Yếu tố này phản ánh có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu tạo ra một đồng tổng tài sản và ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay nợ là bao nhiêu? (Peter S. Rose, 2004). Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận càng cao, cho thấy việc sử dụng vốn

chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng cao thì càng giảm rủi ro về chi phí nợ vay và chi phí tài chính (Athanasoglou và các tác giả, 2008). Nhưng theo lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn có xu hướng lựa chọn tỷ lệ vốn thấp hơn, trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, bởi vì hiệu quả cao hơn đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao cho một cấu trúc vốn nhất định và lợi nhuận kỳ vọng cao này, ở một mức độ nào đó thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong tương lai (Berger và Emilia, 2002).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng

tài sản có tác động dương tới hiệu quả, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của biến này đến

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là không lớn. Vì đối với những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản quá lớn thì việc tăng vốn chủ sở hữu là không cần thiết bởi vì vốn chủ sở hữu càng tăng thì hiệu quả hoạt động chưa chắc đã tăng nếu các ngân hàng này đang đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mô. Theo bài nghiên

cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) và Lê Đồng

Duy Trung (2020) biến này tác động dương lên ROA nhưng tác động âm lên ROE vì đối với ROA việc nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu giúp tăng khả năng chịu đựng khi tổn thất phát sinh từ các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng,

qua đó, có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để thu về lợi nhuận cao hơn ngoài ra nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu giúp tăng xếp hạng tín nhiệm, từ đó, giúp NHTM giảm

chi phí vốn. Đối với ROE, khi NHTM nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tổng thể của NHTM được giảm thiểu, qua đó mức sinh lời kỳ vọng cũng không cao bằng trường hợp tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn hay nói cách khác trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn. Còn đối với nghiên cứu Almazari, Ahmad Aref (2014) chỉ ra rang tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ tích cực, tương tự nghiên cứu của Bogale (2019) cũng cho rằng tỷ lệ này tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng ở Ethiopian vì theo ông tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp cho ngân hàng không bị gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động nhờ đó nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng bên cạnh đó ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí tài trợ từ bên ngoài vì tỷ trọng vốn lớn và cũng là chìa khóa đánh giá mức độ tín nhiệm.

Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 3 (H3): Vốn tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay (CV_TS)

Tỷ lệ cho vay được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Mặc dù có rất nhiều dịch vụ nhưng đối với ngân hàng cho vay vẫn là một trong các yếu tố chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trong môi trường kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì hoạt động cho vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được dùng để đánh giá tác động của cấu trúc tài sản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (Syafri, 2012)

Theo Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì khái niệm tỷ lệ

cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008) có tác động ngược chiều với hiệu quả kết quả này cho thấy không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì lại hiệu quả càng cao. Bởi vì, số lượng tín dụng tăng thì rủi ro tín dụng cũng gia tăng. Đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, do các món vay này chịu ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường, của nền kinh tế nhiều hơn chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng, nó cho biết phần tài sản có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém nhất. Đối với Adusei, Michael (2015) tỷ lệ này tác động âm đến sự ổn định của ngân hàng qua mô hình ROA.

Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 4 (H4): Tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản (NL_TS)

Theo đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg năm 2012 và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 về chiến lược phát triển ngành Ngân hàng có nội dung liên quan đến đa dạng hóa thu nhập là từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng hay nguồn thu nhập ngoài lãi, qua đó ta có thể thấy hiện nay thu nhập ngoài lãi đang chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong doanh thu của ngân hàng. Vừa khắc phục được rủi ro từ lãi suất vừa làm đa dạng sản phẩm của ngân hàng. Các sản phẩm ngoài lãi đang dần khẳng định vai trò của mình trong doanh thu của ngân hàng, theo con số thống kê tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của khối các NHTM (bao gồm: NHTMNN, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) đến cuối 2018, đã đạt mức 10,61% (so với năm 2015 là 8,23%), với tốc độ tăng trung bình là 7,23%/năm. Theo nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2020)

tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tác động dương tới lợi nhuận ngân hàng. Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 5 (H5): Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tập trung tài sản nghành (CR3)

Một ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng có thể đảm bảo quyền lực thị trường và biên lợi nhuận cho ngân hàng, qua đó giảm rủi ro vỡ nợ; đồng

thời làm giảm chi phí giám sát và ngăn ngừa khủng hoảng tài chính (Allen và Gale, 2004). Qua đó có thể thấy mức độ tập trung tài sản nghành có tác động đến hoạt động

của ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói riêng. Theo nghiên cứu Lê Đồng Duy Trung (2020) mức độ tập trung tài sản nghành được đo lường bằng

tổng tài sản của 3 ngân hàng có tài sản lớn nhất trên tổng tài sản của 31 ngân hàng tại

cùng một thời điểm và khóa luận này sẽ áp dụng cách tính trên để thực hiện nghiên cứu. Theo giả thuyết SCP (Structure conduct performance hypothesis) hay còn gọi là giả thuyết Cấu trúc - hành vi - hiệu quả cho rằng các doanh nghiệp có quy mô hoặc thị phần lớn nhất thị trường thường có sức mạnh thị trường lớn hơn phần còn lại, cho

phép chúng có lợi thế cạnh tranh về giá (VD: bán giá thấp hơn), điều này giúp chúng đạt được hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp có quy mô hoặc thị phần nhỏ. Ngược lại, giả thuyết Hiệu quả - cấu trúc (Efficient structure hypothesis) cho rằng các doanh

nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sẽ cạnh tranh tốt hơn, qua đó giành được thị phần lớn hơn và lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp hoạt động phi hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu Lê Đồng Duy Trung (2020) tỷ lệ tập trung tài sản nghành tác động âm tới

ROA có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, trong khi tác động này là dương và không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp ROE là biến phụ thuộc, ngược lại Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) chỉ ra rằng mức độ tập trung tài sản nghành

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua biến ROE và mang dấu dương chứng tỏ các ngân hàng có vốn hóa lớn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Từ đó nghiên cứu đề xuất giả thuyết 6 (H6): Tập trung tài sản nghành tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2.4.2 Yeu tố vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng GDP được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm. Sự phát triển của nền kinh tế có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng. Bất kỳ một ngân hàng nào trong hoạt động kinh doanh đều chịu sự chi phối của tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được thể hiện qua sự gia tăng của GDP. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu vay vốn và đầu tư tăng, làm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng dẫn đến hiệu quả

hoạt động gia tăng và ngược lại. Obamuyi (2013) cho rằng điều kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của ngành tài chính. Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) cũng nhất trí rằng tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cần cho vay và do đó làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013)

GDP có mối có liên quan hệ tiêu cực qua mô hình ROA và liên quan tích cực đến ROE trong mô hình nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể nhưng nó có liên quan tiêu cực đáng kể đến NIM. Còn Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Ali, Akhtar và Ahmed (2011); Adusei, Michael (2015) cho rằng GDP được cho là có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận cũng như tính ổn định của ngân hàng. Lê Đồng Duy Trung (2020) tăng trưởng GDP tác động dương đến khả năng sinh lời của ngân hàng thông qua mô hình ROA và ROE, dù trường hợp ROE không có ý nghĩa thống kê. Khi GDP tăng trưởng thường đi cùng với việc tăng tổng cầu của nền kinh tế. Các NHTM Việt Nam với vai trò tài trợ vốn

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w