THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 80 - 88)

Bảng 4.16 trình bày kết quả tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với 2 mô hình biến phụ thuộc ROE và ROA.

CV_TS -0.0127 -0.00325*** [-0.93] [-2.62] NL_TS 1.404*** 0.170*** [10.36] [13.88] CR3 0.0178 0.0212* [0.13] [184] GDP 0.429 0.0804*** [1.58] [344] LP 0.477*** 0.0407*** [9.57] [9.60] M2 0.155*** 0.0143*** [5.41] [590] _cons 0.048 -0.0101 [0.52] [-1.30]

(Ghi chú: *, **, ***: có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 10%, 5%, 1%) Các giá trị trong dấu [] thể hiện sai số

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm STATA)

Quy mô tổng tài sản (QM) tác động dương đến ROE với hệ số hồi quy 0.0128

tại mức ý nghĩa 1% và tác động đến ROA nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là quy mô tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng kết quả

này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng, Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) Ali, Akhtar và Ahmed (2011), Bogale (2019). Kết quả tác động

Tổng chi phí trên tổng doanh thu (CP_DT) có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu

quả hoạt động của NHTM Việt Nam (với hệ số hồi quy -0.245 và -0.0175 lần lượt cho cả hai mô hình ROE và ROA đều ở mức ý nghĩa 1%). Điều này cho thấy nếu các

ngân hàng có chiến lược quản trị chi phí tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao lợi nhuận làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, phù hợp với thực tế. Kết quả tương tự, nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang; Nguyễn Việt Hùng

(2008); Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Lê Đồng Duy Trung (2020); Almazari, Ahmad Aref (2014), Bogale (2019). Chấp nhận giả thuyết (H2): Tổng chi phí trên tổng doanh thu tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cả mô ROA và ROE.

Tỷ lệ vốn trên tài sản (SH_TS) biến này tác động dương đến ROA với hệ số hồi quy 0.0142 ở mức ý nghĩa thống kê 1% nhưng tác động âm lên ROE với hệ số hồi quy -0.553 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy, tỷ lệ vốn hóa càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Đối với chỉ tiêu ROA thể hiện hiệu quả quản lý tài sản, việc nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu giúp tăng khả năng chịu đựng khi tổn thất phát sinh từ các rủi ro trong

hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng ít sử dụng vốn vay bên ngoài để hoạt động nên chi phí phải bỏ ra để sử dụng vốn là thấp nên tỷ lệ này có tác động dương đối với ROA. Đối với ROE, lý thuyết về mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro - lợi nhuận kỳ vọng theo lý thuyết danh mục đầu tư sẽ được áp dụng để giải thích. Khi NHTM nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tổng thể của NHTM được giảm thiểu, qua đó mức sinh lời kỳ vọng cũng không cao bằng trường hợp tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn hay nói cách khác trường hợp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn. Kết quả tác động dương đối với ROA và âm đối với ROE này tương đồng với nghiên cứu của: Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013), Vincent Okoth Ongore & Gemechu Berhanu Kusa (2013), Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013), Lê Đồng Duy Trung (2020), Bogale (2019). Đối với giả thuyết (H3): Vốn tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, chấp nhận giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ROA và bác bỏ giả thuyết đối với mô hình ROE.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (CV_TS) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua biến ROA với hệ số hồi quy -0.00325, ở mức ý nghĩa 1% và cũng tác động ngược chiều đối với ROE nhưng không có ý nghĩa

thống kê. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay của ngân hàng mở rộng không đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động đang tăng. Tương đồng với kết quả của Nguyễn Việt Hùng (2008), trong thực tế cho thấy rằng số lượng tín dụng tăng thì rủi ro tín dụng cũng gia tăng. Đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, do các món vay này chịu ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường, của nền kinh tế do đó dẫn đến kết quả cho vay trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến hiệu

quả hoạt động. Chấp nhận giả thuyết (H4): Tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong mô hình ROA bên cạnh đó chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết trong mô hình ROE.

Thu nhập ngoài lãi trên tài sản (NL_TS) tác động dương đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, với hệ số hồi quy 1.404 và 0.170 lần lượt cho hai mô hình ROE, ROA và đều có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, tương đồng với kết quả Lê Đồng Duy Trung (2020). Kết quả này phù hợp với thực tế vì khi thu nhập ngoài lãi tăng thì tổng

thu nhập cũng tăng lên, qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chấp nhận giả thuyết (H5): Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tỷ lệ tập trung thị trường (CR3) tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân

hàng thông qua mô hình ROA với hệ số hồi quy 0.0212 ở mức ý nghĩa 10% và tác động dương trong mô hình ROE nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý chấp nhận giả thuyết (H6): Tập trung tài sản nghành tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, trong mô hình ROA trong khi chưa có cơ sở để chấp nhận giả thuyết đối với mô hình ROE. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013) tỷ lệ tập trung tài sản nghành càng lớn thì hoạt động hiệu quả càng lớn. Trong thực tế doanh nghiệp, ngân hàng có quy mô hoặc

thế cạnh tranh về giá (VD: bán giá thấp hơn), điều này giúp họ đạt được hiệu quả cao

hơn các doanh nghiệp, ngân hàng có quy mô hoặc thị phần nhỏ.

Tác động của tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) là dương với hệ số hồi quy 0.0804 ở mức ý nghĩa thống kê 1% trong mô hình ROA, trong khi tác động dương nhưng không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROE. Từ đó có thể kết luận rằng tốc

độ tăng trưởng GDP có tác động dương đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, phù hợp với kết quả của Lê Đồng Duy Trung (2020); Ali, Akhtar và Ahmed (2011). Vì khi GDP tăng trưởng thường đi cùng với việc tăng tổng cầu của nền kinh tế. Các NHTM với vai trò tài trợ vốn chủ đạo cho nền kinh tế, qua đó được hưởng lợi thông qua sự tăng trưởng cầu của các sản phẩm truyền thống như tín dụng và huy động vốn. Ngoài

ra, ngân hàng cũng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng về cầu của các dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, cam kết tín dụng và các hoạt động ngoài lãi khác. Chấp nhận giả thuyết (H7): Tốc độ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động

ngân hàng trong mô hình ROA và chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết đối với mô hình

ROE.

Tỷ lệ lạm phát (LP) tác động này là dương đối với cả ROA (hệ số hồi quy 0.0407) và ROE (hệ số hồi quy 0.477) đều ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này tương đồng với các kết quả của Lê Đồng Duy Trung (2020); Adusei, Michael (2015).

Kết quả này cũng phù hợp với thực tế, tác động của lạm phát chỉ tích cực trong trường

hợp lạm phát là “khả đoán”. Một chính sách kiểm soát lạm phát minh bạch và rõ ràng

giúp các NHTM thu được lợi ích từ việc chủ động điều chỉnh lãi suất tín dụng và huy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động và ngược lại. Trong những năm gần đây, chính sách kiểm soát lạm phát được NHNN ngày càng công khai mục tiêu và các công cụ sử dụng, và được thừa nhận ngày càng tích cực. Chấp nhận giả thuyết (H8): Lạm phát tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tác động của tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (M2) là dương đối với hiệu quả

hoạt động ngân hàng, có hệ số hồi quy 0.155 và 0.0143 lần lượt cho cả ROE, ROA, cả hai đều ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này tương đồng với các kết quả của Lê Đồng

Duy Trung (2020), trong thực tế khi cung tiền tăng trưởng thường đi liền với chính sách tiền tệ nới lỏng, tạo điều kiện hạ lãi suất, giúp các NHTM tăng trưởng tín dụng tốt hơn, cũng như giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng lãi suất, trả được nợ cho NHTM đúng thời hạn, tức giảm trường hợp xảy ra nợ xấu, qua đó giúp tăng lợi nhuận

cũng như hiệu quả hoạt động của NHTM. Chấp nhận giả thuyết (H9): Tốc độ tăng trưởng cung tiền tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Qua các phân tích trên có thể kết luận rằng các ngân hàng chịu tác động nhiều

nhất từ yếu tố thu nhập ngoài lãi đây có thể là nguyên nhân khiến nhân tố mức độ tập

trung tài sản nghành có thể chưa phải là nhân tố tốt trong vai trò đại diện cho mức độ

cạnh tranh của hệ thống NHTM. Chi phí hoạt động là nhân tố có tác động âm và mạnh

nhất đối với hiệu quả hoạt động. Vốn chủ sở hữu tác động dương đến ROA và tác động âm đến ROE theo hai chiều hướng đối lập nhau cho thấy tác động hai mặt theo hai mục đích quản trị khác nhau. Các biến còn lại như quy mô, cho vay trên tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 phù hợp với quan điểm thông thường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 •

Trong chương này, tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu hoạt động thông qua hai chỉ tiêu là ROA, ROE của các NHTM Việt Nam và phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu hoạt động thông qua hai chỉ tiêu là ROA, ROE của các NHTM Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là vốn (SH_TS), chi phí trên doanh

thu (CP_DT), thu nhập ngoài lãi trên tài sản (NL_TS), mức độ lạm phát (LP), tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) có ảnh hưởng đến cả ROA và ROE, tuy nhiên đối với ROE thì ngoài các nhân tố trên thì quy mô (QM) có tác động đến ROE tương tự cho vay trên tài sản (CV_TS), mức độ tập trung tài sản nghành (CR3), tốc độ tăng

Việt Nam, chúng ta có thể kết luận rằng có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 2301_011456 (Trang 80 - 88)